Loading


Thông báo 57/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 57/TB-VPCP
Ngày ban hành 23/03/2021
Ngày có hiệu lực 23/03/2021
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Sỹ Hiệp
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2021

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI CUỘC HỌP THƯỜNG TRỰC CHÍNH PHỦ VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

Sáng ngày 17 tháng 3 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ trực tuyến với lãnh đạo các địa phương về phòng, chống dịch Covid-19. Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trương Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Đắc Vinh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phạm Tất Thắng; các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Sau khi nghe báo cáo tổng hợp Ban Chỉ đạo quốc gia về kết quả công tác phòng chống dịch từ đầu năm 2020 đến nay, phát biu của các Phó Thủ tướng và đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:

1. Ngay từ khi dịch xuất hiện, Việt Nam đã nhanh chóng nhận diện chính xác mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và đã kịp thời kích hoạt hệ thống phòng, chống dịch ở cấp quốc gia, đưa ra các giải pháp phù hợp với diễn biến dịch và thực lực đất nước. Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường xuyên quan tâm chỉ đạo, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, đã triển khai quyết liệt, kịp thời, thần tốc, linh hoạt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã sâu sát, kịp thời đề ra phương châm, chiến lược, các nguyên tắc, biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, đồng bộ và hiệu quả.

Đến nay, Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện cả về y tế và kinh tế, kiểm soát được dịch bệnh, duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, được quốc tế đánh giá cao và nhân dân đồng tình, tin tưởng, ủng hộ. Đây là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, mọi người dân và doanh nghiệp, của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có vai trò, đóng góp quan trọng của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, đội ngũ y bác sĩ, quân y, lực lượng quân đội, công an, đặc biệt là chính quyền địa phương các cấp.

Thủ tướng Chính phủ trân trọng cảm ơn toàn thể nhân dân trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài, các ngành, các cấp, cấp ủy và chính quyền các địa phương đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đồng lòng chia sẻ và chung tay hành động phòng, chống dịch.

Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Nguyễn Thanh Long đã thực hiện tốt nhiệm vụ chỉ đạo phòng, chống dịch; biểu dương, đánh giá cao các Thành viên Ban Chỉ đạo, các địa phương trong cả nước, các cơ quan truyền thông... đã đóng góp tích cực trong chỉ đạo.

2. Từ thực tiễn phòng, chống dịch thời gian qua, có nhiều bài học kinh nghiệm cần được tiếp tục vận dụng, không chỉ cho công tác phòng, chống dịch mà còn cho nhiều nhiệm vụ khác:

a) Thứ nhất, có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, quyết liệt, kịp thời của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó nổi bật là tinh thần trách nhiệm, tận tụy, quên mình của cán bộ ngành y tế, lực lượng quân đội, biên phòng, công an, sự cố gắng, chủ động, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các địa phương (nhất là các đồng chí ở cơ sở xã, thôn, bản, ấp, khu phố, tại các khu cách ly...).

b) Thứ hai, quan điểm bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân là quan trọng hàng đầu đã tạo tiền đề cho mọi nỗ lực, đồng thuận và huy động nguồn lực xã hội cho phòng, chống dịch.

c) Thứ ba, cần xây dựng, vun đắp tinh thần tự cường, tự chủ, nỗ lực vượt khó, đoàn kết một lòng ở tất cả các cấp, các ngành, các chủ thể trong xã hội, phát huy vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

d) Thứ tư, cung cấp thông tin công khai minh bạch, kịp thời, tạo đồng thuận xã hội và tạo điều kiện để trao đổi, kiểm tra, giám sát.

đ) Thứ năm, luôn quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, cung ứng hàng hóa thiết yếu cho nhân dân, bảo đảm tài chính cho phòng, chống dịch cũng như các cân đối lớn của nền kinh tế.

e) Thứ sáu, chú trọng hợp tác quốc tế, chủ động đưa ra các sáng kiến và tham gia có trách nhiệm vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong giải quyết các thách thức toàn cầu góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

3. Dịch bệnh trên thế giới đã có dấu hiệu thuyên giảm, song cuộc chiến chống đại dịch vẫn chưa dừng lại, nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn thường trực. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia và các hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh, không lơ là, chủ quan, đồng thời quyết tâm phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới, bảo đảm an sinh xã hội. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phù hợp về tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư và các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Tích cực triển khai các biện pháp hỗ trợ đã ban hành và nghiên cứu bổ sung các các biện pháp hỗ trợ mới (trong đó có gói an sinh xã hội thứ 2), kể cả chính sách, giải pháp đặc thù phục hồi và cơ cấu lại những ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, những ngành, lĩnh vực then chốt (đặc biệt là du lịch, hàng không...).

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chủ động xây dựng các phương án chống dịch với phương châm 4 tại chỗ, bảo đảm sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống dịch bệnh.

b) Phối hợp với Bộ Y tế rà soát, chuẩn bị sn sàng các kịch bản, thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập phòng dịch. Quán triệt phương châm “truy vết thần tốc, khoanh vùng nhanh, xét nghiệm rộng, phong tỏa hẹp” và thực hiện cách ly tập trung ngay với tất cả các trường hợp tiếp xúc gần (F1), khống chế mầm bệnh, không để lây lan rộng ra cộng đồng, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế - xã hội.

c) Chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dn của Bộ Y tế, trước hết là đeo khẩu trang, không tụ tập đông người không cần thiết (đối với đám cưới, đám tang cần hạn chế số lượng người tham gia và thực hiện tốt 5K); chú ý các biện pháp phù hợp với các đối tượng, khu vực có nguy cơ cao; thường xuyên kim tra, giám sát phòng chống dịch tại các cơ sở cách ly tập trung và cách ly tại khách sạn, cơ sở lưu trú...

d) Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tốt việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 bảo đảm an toàn, khẩn trương, đúng đi tượng.

đ) Quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, các cơ sở cách ly.

e) Có phương án cụ thể và tổ chức thực hiện tốt mục tiêu kép, nhất là những tỉnh có dịch trong cộng đồng mới trải qua và đang trải qua đợt dịch thứ 3 như Hải Dương và một số địa phương.

5. Bộ Y tế chỉ đạo toàn ngành thực hiện chế độ sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh và tập trung chỉ đạo:

a) Khẩn trương tổ chức thực hiện tốt, kịp thời việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 đảm bảo an toàn, đúng đối tượng, hướng tới thực hiện tiêm chủng toàn dân. Xem xét, tiếp cận các nguồn vắc xin khác nhau. Đánh giá kỹ mức độ an toàn của vắc xin. Tiếp tục nghiên cứu phát triển vắc xin trong nước để sớm đưa vào sử dụng trong năm 2022.

b) Tăng cường kim tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại các cơ sở y tế; phối hợp với các ngành, các địa phương kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị phòng, chống dịch, quản lý người nhập cảnh.

c) Phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét các biện pháp phòng chống dịch phù hợp khi triển khai áp dụng “hộ chiếu vắc xin”.

d) Thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong mua sắm vật tư, trang thiết bị... phòng, chống dịch.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ