Loading


Thông tư 01/2009/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết tố cáo do Thanh tra Chính phủ ban hành

Số hiệu 01/2009/TT-TTCP
Ngày ban hành 15/12/2009
Ngày có hiệu lực 01/02/2010
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Thanh tra Chính phủ
Người ký Trần Văn Truyền
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng

THANH TRA CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 01/2009/TT-TTCP

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2009

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và năm 2005);
Căn cứ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
Căn cứ Nghị định số 65/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo như sau:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định trình tự, thủ tục, nội dung nghiệp vụ giải quyết tố cáo bao gồm chuẩn bị, tiến hành và kết thúc giải quyết tố cáo.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan hành chính nhà nước; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thuộc cơ quan hành chính nhà nước khi tiến hành giải quyết tố cáo.

2. Việc giải quyết tố cáo thông qua hoạt động của đoàn thanh tra thực hiện theo Quy chế hoạt động của đoàn thanh tra và các quy định khác có liên quan, đồng thời phải thực hiện các thủ tục quy định tại Điều 4 và Điều 21 của Thông tư này.

3. Việc giải quyết tố cáo hành vi phạm tội do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện

1. Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, kịp thời, thận trọng, đúng nội dung, đối tượng, tuân thủ các quy định của pháp luật.

2. Trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ của mình, người giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao xác minh tố cáo phải thực hiện theo thẩm quyền hoặc phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các biện pháp bảo vệ người tố cáo, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

Chương 2.

QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

MỤC 1. CHUẨN BỊ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Điều 4. Thụ lý tố cáo

1. Đối với tố cáo thuộc thẩm quyền, người giải quyết tố cáo phải thụ lý trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người tố cáo về thời điểm thụ lý tố cáo và các nội dung tố cáo được thụ lý.

2. Văn bản thông báo về việc thụ lý tố cáo thực hiện theo mẫu số 01 kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Ban hành quyết định xác minh tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo phải ban hành quyết định xác minh tố cáo; thành lập Tổ xác minh tố cáo hoặc Đoàn xác minh tố cáo (sau đây gọi chung là Đoàn xác minh) có từ hai người trở lên, trong đó giao cho một người làm Tổ trưởng Tổ xác minh hoặc Trưởng đoàn xác minh (sau đây gọi chung là Trưởng đoàn xác minh). Quyết định xác minh tố cáo phải ghi rõ họ tên, chức vụ của từng người trong Đoàn xác minh (sau đây gọi chung là người xác minh tố cáo), nội dung cần xác minh, thời gian tiến hành xác minh, quyền hạn, trách nhiệm của Đoàn xác minh.

2. Trường hợp cần thiết, người giải quyết tố cáo giao nhiệm vụ cho Thủ trưởng các cơ quan thanh tra nhà nước hoặc Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình ban hành quyết định xác minh tố cáo, kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo. Việc giao nhiệm vụ của người giải quyết tố cáo thực hiện bằng văn bản theo mẫu số 02 hoặc văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của người giải quyết tố cáo theo mẫu số 03 kèm theo Thông tư này, trong đó phải quy định cụ thể thời hạn hoàn thành việc xác minh, kết luận nội dung tố cáo.

3. Trước khi ban hành quyết định xác minh tố cáo, trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định xác minh tố cáo tổ chức làm việc trực tiếp với người tố cáo để làm rõ nội dung tố cáo và các vấn đề khác có liên quan.

4. Quyết định xác minh tố cáo thực hiện theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này. Việc thay đổi, bổ sung nội dung quyết định xác minh tố cáo phải thực hiện bằng quyết định của người ra quyết định xác minh tố cáo.

Điều 6. Lập, quản lý hồ sơ giải quyết tố cáo

Trưởng đoàn xác minh có trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết tố cáo ngay sau khi nhận được quyết định xác minh tố cáo, đồng thời tổ chức quản lý, bàn giao hồ sơ theo quy định tại Quyết định số 2278/2007/QĐ-TTCP ngày 24/10/2007 của Tổng thanh tra về việc ban hành Quy chế lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết khiếu nại, hồ sơ giải quyết tố cáo.

Điều 7. Kế hoạch xác minh tố cáo

[...]
9