Loading


Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-VKSTC-TTCP-BCA-BQP quy định về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan thanh tra, điều tra và Viện kiểm sát trong việc phát hiện, điều tra, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm do Cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố do Viện Kiểm sát tối cao - Thanh tra Chính phủ - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng ban hành

Số hiệu 02/2012/TTLT-VKSTC-TTCP-BCA-BQP
Ngày ban hành 22/03/2012
Ngày có hiệu lực 06/05/2012
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Công An,Bộ Quốc phòng,Thanh tra Chính phủ,Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Hoàng Nghĩa Mai,Nguyễn Thành Cung,Nguyễn Văn Thanh,Phạm Quý Ngọ
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Trách nhiệm hình sự

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - THANH TRA CHÍNH PHỦ - BỘ CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 02/2012/TTLT-VKSTC-TTCP-BCA-BQP

Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2012

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH VỀ QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CƠ QUAN THANH TRA, CƠ QUAN ĐIỀU TRA VÀ VIỆN KIỂM SÁT TRONG VIỆC PHÁT HIỆN, ĐIỀU TRA, XỬ LÝ CÁC VỤ VIỆC CÓ DẤU HIỆU TỘI PHẠM DO CƠ QUAN THANH TRA KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ

Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 10 tháng 12 năm 2003;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 02 tháng 4 năm 2002;

Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự ngày 20 tháng 8 năm 2004;

Để nâng cao hiệu quả và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do Cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thống nhất quy định như sau:

Điều 1. Về phạm vi quan hệ phối hợp

Thông tư này quy định về mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do Cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố vụ án hình sự; trao đổi thông tin về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm.

Điều 2. Quan hệ, phối hợp trong việc trao đổi thông tin về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm

1. Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thường xuyên quan hệ, phối hợp để trao đổi, cung cấp cho nhau thông tin về tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm đã được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, điều tra và kiểm sát điều tra; kịp thời trao đổi thông tin, kết quả giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan thanh tra về những vụ việc, những lĩnh vực trọng điểm mà Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cùng quan tâm. Đối với những vụ việc Cơ quan thanh tra đã tiến hành thanh tra nhưng không kiến nghị khởi tố, nếu có căn cứ cho thấy cần phải tiếp tục xác minh làm rõ, thì Cơ quan thanh tra có công văn đề nghị Cơ quan điều tra phối hợp để xác minh làm rõ thêm.

2. Đối với các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do Cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố và chuyển hồ sơ đến Cơ quan điều tra, nếu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì sau khi Cơ quan điều tra kết luận điều tra, Viện kiểm sát có Cáo trạng truy tố; Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Cơ quan thanh tra đã kiến nghị khởi tố biết.

Điều 3. Quan hệ phối hợp trong việc xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do Cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố

1. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, nếu Cơ quan thanh tra nhận được tố giác, tin báo về tội phạm hoặc phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm với đầy đủ tài liệu, chứng cứ, thì Cơ quan thanh tra chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm hoặc tài liệu, chứng cứ và hồ sơ vụ việc đó kèm theo kiến nghị khởi tố cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự.

2. Trong trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện và kết luận sau khi kết thúc cuộc thanh tra, thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, Cơ quan thanh tra ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc đó và văn bản kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để xem xét khởi tố vụ án hình sự, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết theo quy định tại điểm o khoản 1 Điều 48 và điểm n khoản 1 Điều 55 Luật Thanh tra năm 2010.

Điều 4. Về thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ vụ việc và kiến nghị khởi tố của Cơ quan thanh tra

1. Vụ việc có dấu hiệu tội phạm xảy ra ở cơ quan, đơn vị thuộc cấp hành chính nào hoặc của đơn vị quân đội cấp nào thì chuyển hồ sơ kiến nghị khởi tố cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền của cấp đó giải quyết; vụ việc có dấu hiệu tội phạm xảy ra ở cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cấp Bộ hoặc Chính phủ thì chuyển hồ sơ kiến nghị khởi tố cho Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an hoặc Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng.

2. Trường hợp vụ việc vi phạm pháp luật có nhiều tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nếu thấy cần thiết thì trước khi chính thức kết luận thanh tra và kiến nghị khởi tố, Cơ quan thanh tra có thể tổ chức họp Lãnh đạo liên ngành gồm Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp để phân tích, đánh giá những tài liệu đã thu thập được. Nếu liên ngành thống nhất xác định vụ việc đã rõ dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan thanh tra chuyển ngay hồ sơ và kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để khởi tố vụ án và điều tra theo quy định của pháp luật.

3. Sau khi Cơ quan điều tra tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, kiến nghị khởi tố của Cơ quan thanh tra; nếu thấy sự việc phạm tội không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ, kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để thụ lý giải quyết, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và Cơ quan Thanh tra đã kiến nghị khởi tố biết.

Điều 5. Về việc giải quyết kiến nghị khởi tố của Cơ quan thanh tra

1. Sau khi nhận được hồ sơ và bản kiến nghị khởi tố do Cơ quan thanh tra chuyển đến, qua kiểm tra nếu thấy chưa đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, thì Cơ quan điều tra trực tiếp điều tra, xác minh để thu thập, bổ sung chứng cứ, đồng thời đề nghị Cơ quan thanh tra phối hợp thu thập thêm tài liệu, chứng cứ bổ sung vào hồ sơ kiến nghị khởi tố.

Trong trường hợp Cơ quan thanh tra đã bổ sung tài liệu, chứng cứ mà vẫn không có căn cứ xác định dấu hiệu tội phạm, thì Cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Nếu Viện kiểm sát cùng cấp đồng ý với quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, thì Cơ quan điều tra làm thủ tục trả lại hồ sơ cho Cơ quan thanh tra giải quyết theo thẩm quyền. Nếu tài liệu bổ sung xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm và thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan thanh tra đã kiến nghị khởi tố biết.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra phải gửi các quyết định kèm theo tài liệu có liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp để kiểm sát việc khởi tố hoặc không khởi tố theo quy định tại Điều 104, Điều 108 và Điều 109 của Bộ luật tố tụng hình sự.

2. Trường hợp khi kết thúc cuộc thanh tra, Cơ quan thanh tra không kiến nghị khởi tố, nhưng Cơ quan điều tra phát hiện vụ việc đã thanh tra có dấu hiệu tội phạm thì ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và gửi Quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp để kiểm sát việc khởi tố. Trong trường hợp này, nếu Cơ quan điều tra đề nghị thì Cơ quan thanh tra có trách nhiệm phối hợp cung cấp những tài liệu liên quan đến việc xác định tội phạm mà Cơ quan thanh tra đã thu thập được trong quá trình thanh tra.

3. Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và bản kiến nghị khởi tố do Cơ quan thanh tra chuyển đến và trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan điều tra phải ra một trong những quyết định sau đây:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

[...]
2