Loading


Thông tư 03/2010/TT-UBDT quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực công tác dân tộc do Ủy ban Dân tộc ban hành

Số hiệu 03/2010/TT-UBDT
Ngày ban hành 15/01/2010
Ngày có hiệu lực 01/03/2010
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Uỷ ban Dân tộc
Người ký Giàng Seo Phử
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 03/2010/TT-UBDT

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2010

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO, THẨM ĐỊNH, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC CÔNG TÁC DÂN TỘC

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 60/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Ủy ban Dân tộc quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực công tác dân tộc như sau:

Chương 1.  

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc Ủy ban Dân tộc có liên quan đến việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 3. Văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

1. Luật, pháp lệnh, nghị quyết do Ủy ban Dân tộc được giao chủ trì soạn thảo trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

2. Nghị định, quyết định do Ủy ban Dân tộc được giao chủ trì soạn thảo để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3. Thông tư do Ủy ban Dân tộc ban hành.

4. Thông tư liên tịch giữa Ủy ban Dân tộc với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chánh Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 4. Ngôn ngữ, bố cục, số, ký hiệu, thể thức và kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật

1. Ngôn ngữ, bố cục, số, ký hiệu, thể thức và kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 7 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008Điều 60 của Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 24/2009/NĐ-CP) và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng thì tùy theo nội dung có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm; đối với văn bản có phạm vi điều chỉnh hẹp thì bố cục theo điều, khoản, điểm. Các phần, chương, mục, điều phải có tiêu đề. Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm pháp luật nếu không có nội dung mới.

3. Số, ký hiệu văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm), được quy định như sau:

- Thông tư: Số thứ tự của văn bản …/… (năm ban hành)/TT-UBDT;

- Thông tư liên tịch do Ủy ban Dân tộc chủ trì: Số thứ tự của văn bản…/… (năm ban hành)/TTLT-UBDT-…(tên viết tắt của Bộ, ngành liên tịch ban hành).

Điều 5. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

1. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không được sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

2. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là Công báo) chậm nhất sau 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

Điều 6. Đăng Công báo, đưa tin, gửi, lưu trữ văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.

1. Văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm sau khi được ký ban hành được gửi đăng Công báo, Trang thông tin điện tử của Chính phủ, của Ủy ban, tổ chức công bố, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.

2. Văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm sau khi được ký ban hành phải được gửi kịp thời đến cơ quan nhà nước cấp trên, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hữu quan và cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản.

3. Hồ sơ và bản gốc văn bản quy phạm pháp luật phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

4. Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có trách nhiệm gửi bản ghi điện tử (file) về Văn phòng Ủy ban cùng với thời gian đóng dấu, lấy số ở Văn thư Ủy ban và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản ghi điện tử (file).

[...]
1