Loading


Thông tư 03/2011/TT-BTNMT quy định nội dung lập bản đồ địa chất khoáng sản chi tiết và thiết kế, bố trí dạng công việc đánh giá khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Số hiệu 03/2011/TT-BTNMT
Ngày ban hành 29/01/2011
Ngày có hiệu lực 15/03/2011
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường
Người ký Nguyễn Linh Ngọc
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2011/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2011

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH NỘI DUNG LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN CHI TIẾT VÀ THIẾT KẾ, BỐ TRÍ CÁC DẠNG CÔNG VIỆC ĐÁNH GIÁ KHOÁNG SẢN

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Khoáng sảnLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUY ĐỊNH

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về công tác đánh giá khoáng sản tỷ lệ 1:10.000, 1:5.000 và 1:2.000 (sau đây gọi tắt là đánh giá khoáng sản).

Nội dung các hạng mục công việc điều chỉnh gồm: lập bản đồ địa chất khoáng sản chi tiết; thiết kế, hiệu chỉnh các dạng công việc đánh giá tiềm năng khoáng sản, bố trí công trình đánh giá khoáng sản, dự tính, dự báo tài nguyên khoáng sản.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ điều tra, đánh giá khoáng sản, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và sản phẩm của công tác đánh giá khoáng sản tỷ lệ 1:10.000, 1:5.000 và 1:2.000

1. Mục tiêu đánh giá khoáng sản là phát hiện, đánh giá tiềm năng khoáng sản, xác định quy luật phân bố khoáng sản, xác định tài nguyên dự tính, dự báo khoáng sản, khoanh định diện tích có tiềm năng khoáng sản để chuyển qua thăm dò, khai thác.

2. Nhiệm vụ công tác địa chất trong đánh giá khoáng sản:

a) Đo vẽ, phân chia và khoanh định các thành tạo trầm tích, magma, biến chất theo thành phần thạch học; phát hiện, đo vẽ các cấu trúc uốn nếp, đứt gãy;

b) Phát hiện, đo vẽ, khoanh định các diện tích phân bố đá biến đổi nhiệt dịch, đá biến chất trao đổi, tảng lăn và vết lộ khoáng sản, thân khoáng;

c) Thiết kế các công việc kỹ thuật nhằm phát hiện và đánh giá tiềm năng khoáng sản;

d) Bố trí tuyến lấy mẫu địa hóa, đo địa vật lý, lấy mẫu trọng sa, công trình khoan, khai đào; xử lý các tài liệu trắc địa, địa hóa, khoáng vật, địa vật lý, khoan, khai đào và phân tích mẫu;

đ) Tính tài nguyên dự tính và dự báo cho các thân khoáng;

e) Xác định quy luật phân bố khoáng sản và khoanh định các diện tích có triển vọng để chuyển qua thăm dò.

3. Sản phẩm đánh giá khoáng sản gồm: các tài liệu nguyên thủy địa chất, khoáng sản; bản đồ địa chất, khoáng sản; bản đồ (sơ đồ) chi tiết thân khoáng; mặt cắt, bình đồ tính tài nguyên và các tài liệu khác được thiết kế cụ thể theo đề án; báo cáo kết quả đánh giá khoáng sản.

Điều 4. Phân loại diện tích đánh giá khoáng sản theo mức độ phức tạp

Mức độ phức tạp của diện tích đánh giá khoáng sản phụ thuộc vào mức độ phức tạp của cấu trúc địa chất và mức độ phức tạp của đối tượng khoáng sản, được chia thành 4 nhóm: đơn giản, trung bình, phức tạp, rất phức tạp.

Phân loại diện tích đánh giá khoáng sản theo mức độ phức tạp quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Tỷ lệ lập bản đồ địa chất khoáng sản trong đánh giá khoáng sản

[...]
1