Loading


Thông tư 04/2019/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 04/2019/TT-BLĐTBXH
Ngày ban hành 21/01/2019
Ngày có hiệu lực 08/03/2019
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Doãn Mậu Diệp
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Tiền tệ - Ngân hàng,Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2019/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2019

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG, THÙ LAO, TIỀN THƯỞNG ĐỐI VỚI QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 8 tháng 03 năm 2018 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động, Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 8 tháng 03 năm 2018 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 34/2018/NĐ-CP), bao gồm:

1. Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP;

2. Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Quyết định số 58/2013/QĐ-Ttg ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đã sắp xếp lại tổ chức bộ máy, bổ sung vốn điều lệ theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP.

Các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này sau đây gọi chung là Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

2. Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên (sau đây gọi chung là người quản lý).

3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng quy định tại Thông tư này.

Mục 2. QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

Điều 3. Thang lương, bảng lương và phụ cấp lương

Quỹ bảo lãnh tín dụng xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao động theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương và Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Điều 4. Quản lý lao động, xác định quỹ tiền lương, tạm ứng quỹ tiền lương, phân phối tiền lương, tiền thưởng

1. Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện quản lý lao động, xác định quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện, tạm ứng và phân phối tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động theo quy định tại Mục 2; Điều 9, 10, 13 Mục 3 và Mục 4 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH).

2. Khi xác định mức tiền lương bình quân kế hoạch, mức tiền lương bình quân thực hiện để tính quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện theo quy định tại Điều 9 và Điều 14 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH thì chỉ tiêu lợi nhuận (lợi nhuận kế hoạch, lợi nhuận thực hiện trong năm và lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề) được tính bằng chỉ tiêu số chênh lệch giữa tổng số thu nhập và tổng số chi phí (sau đây gọi tắt là chênh lệch thu trừ chi) của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Điều 5. Loại trừ các yếu tố khách quan khi xác định quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện của người lao động

1. Khi xác định quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện của người lao động, Quỹ bảo lãnh tín dụng loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động và chênh lệch thu trừ chi, bao gồm:

a) Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan quy định tại Điều 11 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH;

b) Nhà nước điều chỉnh chính sách chi phí bảo lãnh tín dụng làm ảnh hưởng đến kết quả tài chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng hoặc việc miễn, giảm chi phí bảo lãnh tín dụng theo quy định tại điểm b, Khoản 2 Điều 49 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP.

2. Việc loại trừ yếu tố khách quan quy định tại Khoản 1 Điều này phải được lượng hóa bằng số liệu và loại trừ theo nguyên tắc: Yếu tố khách quan làm giảm năng suất lao động, chênh lệch thu trừ chi thì được cộng phần năng suất lao động, chênh lệch thu trừ chi giảm vào chỉ tiêu năng suất lao động, chênh lệch thu trừ chi; Yếu tố khách quan làm tăng năng suất lao động, chênh lệch thu trừ chi thì phải giảm trừ phần năng suất lao động, chênh lệch thu trừ chi tăng vào chỉ tiêu năng suất lao động, chênh lệch thu trừ chi.

[...]
5