Loading


Thông tư 05/2019/TT-BGDĐT về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 05/2019/TT-BGDĐT
Ngày ban hành 05/04/2019
Ngày có hiệu lực 21/05/2019
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Hữu Độ
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2019/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2019

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU LỚP 1

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật sửa đổi, bsung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất; Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1, bao gồm: Môn Toán, môn Tiếng Việt, môn Tự nhiên và Xã hội, môn Âm nhạc, môn Mĩ thuật (cho 01 phòng học bộ môn), môn Giáo dục thể chất, môn Đạo đức, hoạt động trải nghiệm và thiết bị dùng chung.

Căn cứ vào Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 ban hành kèm theo Thông tư này, các sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm, tự làm, sưu tầm, bảo quản và sử dụng thiết bị phục vụ dạy học tại các cơ sở giáo dục tiểu học bắt đầu từ năm học 2020-2021.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2019

Thông tư này thay thế những quy định về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 tại Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban VHGDTTNNĐ của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể;
- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Công báo;
- Cổng TTĐT của Chính phủ;
- Cổng TTĐT của Bộ GD&ĐT;
- Lưu: VT, Cục CSVC, Vụ GDTH, Vụ PC (20b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Độ

 

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU LỚP 1
(Kèm theo Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Toán

Số TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết về thiết bị dạy học

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

GV

HS

A

SỐ VÀ PHÉP TÍNH

 

 

 

 

 

1

Stự nhiên

Bộ thiết bị dạy chữ số và so sánh số

Giúp học sinh thực hành nhận biết số, đọc, viết, so sánh các số tự nhiên trong phạm vi từ 0 đến 100

Gồm:

a) Các thẻ chữ số từ 0 đến 9. Mỗi chữ số có 4 thẻ chữ, in chữ màu và gắn được lên bảng; kích thước mỗi thẻ (30x50)mm.

b) Thẻ dấu so sánh (lớn hơn, bé hơn, bằng); mỗi dấu 02 thẻ, in chữ màu và gắn được lên bảng; kích thước mỗi thẻ (30x50)mm.

Vật liệu: Bng nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng.

 

x

Bộ

1bộ/hs

2

Phép tính

Bộ thiết bị dạy phép tính

Giúp học sinh thực hành cộng, trừ trong phạm vi 10, cộng trừ (không nhớ) trong phạm vi 100

Gồm:

a) Thẻ dấu phép tính (cộng, trừ); mỗi dấu 02 thẻ, in chữ màu và gắn được lên bảng; kích thước mỗi thẻ (30x50)mm.

b) 20 que tính: Dài 100mm; tiết diện ngang 3mm; 10 khối lập phương kích thước (40x40x40)mm.

c) 10 thẻ bó chục que tính: Mỗi thẻ có 10 que tính gắn liền nhau, in màu, mỗi que tính có kích thước (100x3)mm.

d) 10 thẻ thanh chục khối lập phương: Mỗi thẻ có 10 khối lập phương chồng khít lên nhau, in màu mỗi khối lập phương có kích thước (15x15x15)mm.

Vật liệu: Bằng nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng.

 

x

Bộ

1bộ/hs

B

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

 

 

 

 

 

1

Hình phẳng và hình khối

Bộ thiết bị dạy hình phẳng và hình khối

Giúp học sinh thực hành nhận dạng hình phẳng và hình khối, lắp ghép xếp hình

Gồm:

a) Các hình phẳng gồm: 6 hình tam giác đều cạnh 40mm; 4 hình tam giác vuông cân có cạnh góc vuông 50mm; 2 hình tam giác vuông có 2 cạnh góc vuông 40mm và 60mm; 10 hình vuông kích thước (40x40)mm; 8 hình tròn đường kính 40mm, 2 hình chữ nhật kích thước (40x80)mm;

b) 10 khối hộp chữ nhật kích thước (40x40x50)mm;

Vật liệu: Bng nhựa, g(hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng.

 

x

Bộ

1bộ/hs

2

Thời gian

Mô hình đồng hồ

Giúp học sinh thực hành xem đồng hồ

Mô hình đồng hồ có thể quay được cả kim giờ, kim phút.

x

 

Chiếc

1 chiếc/ lớp

II. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Tiếng Việt

S TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết về thiết bị dạy học

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

GV

HS

I

TẬP VIẾT

 

 

 

 

 

1

 

Tranh: Bộ mẫu chữ viết

Giúp học sinh thực hành quan sát, ghi nhớ mẫu chữ viết để viết cho đúng, đẹp, kích thích hứng thú luyện viết chữ đẹp của học sinh.

a) Bộ mẫu chữ viết quy định trong trường tiểu học được phóng to, in 2 màu. Gồm 8 tờ, kích thước (540x790)mm, dung sai 10mm, in trên giấy couché, định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ, trong đó:

- 4 tờ in bảng chữ cái viết thường, dấu thanh và chữ số

- 4 tờ in bảng chữ cái viết hoa.

b) Mu chữ cái viết thường và chữ cái viết hoa đều được thể hiện ở 4 dạng: Chữ viết đứng, nét đều; chữ viết đứng, nét thanh, nét đậm; chữ viết nghiêng (15°), nét đều; chữ viết nghiêng, nét thanh, nét đậm.

x

x

Bộ

1 bộ/lớp

2

 

Tranh: Bộ chữ dạy tập viết

Giúp học sinh thực hành quan sát mẫu chữ để hình thành biểu tượng về chữ cái, nhận biết các nét cơ bản và quy trình viết một chữ cái trước khi thực hành luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau.

Bộ mẫu chữ viết quy định trong trường tiểu học được phóng to, in 2 màu. Gồm 39 tờ, kích thước (210x290)mm, dung sai 10mm, in từng chữ cái, chữ số trên giấy couché, định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ. Trong đó:

- 29 tờ in các chữ cái tiếng Việt (một mặt in chữ cái viết thường, một mặt in chữ cái viết hoa kiểu 1).

- 5 tờ in chữ số kiểu 1 (gồm 10 chữ số từ 0 đến 9, in ở hai mặt).

- 5 tờ một mặt in chữ cái viết hoa kiểu 2, một mặt in chữ số kiểu 2.

x

 

Bộ

1 bộ/lớp

II

HỌC VẦN

 

 

 

 

 

1

 

Bộ thẻ chữ học vần thực hành

Giúp học sinh thực hành ghép vần, ghép tiếng khoá, từ khoá, từ ngữ ứng dụng và thực hành vận dụng sáng tạo (ghép tiếng, từ mở rộng trên cơ sở các âm, vần, thanh đã học).

Bộ mẫu chữ viết quy định trong trường tiểu học được phóng to, in 2 màu. Bao gồm:

- 80 thẻ chữ, kích thước (20x60)mm, in 29 chữ cái tiếng Việt (Font chữ Vnavant, cỡ 72, kiểu chữ đậm), in màu trên nhựa, g (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng; trong đó: d, đ, k, p, q, r, s, v, x, y (mỗi chữ cái có 2 thẻ); a, ă, â, b, c, e, ê, g, i, l, n, o, ô, ơ, u, ư (mỗi chữ cái có 3 thẻ); h, m, t (mỗi chữ cái có 4 thẻ);

- 12 thẻ dấu ghi thanh, in màu trên mảnh nhựa trong, dùng để cài lên thẻ chữ; trong đó: hỏi, ngã, nặng (mỗi dấu có 2 mảnh), huyền, sắc (mỗi dấu có 3 mảnh).

 

x

Bộ

1 bộ/hs

2

 

Bộ chữ học vần biểu diễn

Hướng dẫn quá trình học tập âm vần mới bằng trực quan sinh động, hấp dẫn, góp phần chuẩn hoá và tăng thêm tính thẩm mĩ trong việc trình bày bảng ở lớp 1, đồng thời giúp giáo viên tổ chức trò chơi học tập, làm cho giờ học nhẹ nhàng, hứng thú và có hiệu quả cao.

Bộ mẫu chữ viết quy định trong trường tiểu học. Bao gồm:

- 97 thẻ chữ, kích thước (60x90)mm, in 29 chữ cái tiếng Việt (Font chữ Vnavant, cỡ 150), in đậm trên giấy couché, định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ: b, d, đ, e, l, ơ, r, s, v, x (mỗi chữ cái có 2 thẻ); ă, â, q (mỗi chữ cái có 3 thẻ); a, c, ê, g, i, k, m, o, ô, p, u, ư, y (mỗi chữ cái có 4 thẻ); n, t (mỗi chữ cái có 5 thẻ); h (6 thẻ).

- Dấu ghi thanh (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng); dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi); in trên mảnh nhựa trong để cài lên thẻ chữ; mỗi dấu có 2 mảnh.

Lưu ý:

- Các thẻ được in 2 mặt (chữ màu đỏ), một mặt in chữ cái thường, mặt sau in chữ cái hoa tương ứng.

- Bảng phụ có 6 thanh nẹp để gắn chữ (6 dòng), kích thước (1.000x900)mm.

x

 

Bộ

1 bộ/lớp

III. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Tự nhiên và Xã hội

Số TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết về thiết bị dạy học

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

GV

HS

I

CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

 

 

 

 

 

 

An toàn trên đường

Bộ sa bàn giáo dục giao thông

Giúp học sinh hình thành năng lực tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát; vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Gồm:

a) 01 sa bàn ngã tư đường phố (mô tả nút giao thông), có vạch chỉ dẫn đường dành cho người đi bộ; kích thước (420x420)mm; có lỗ ở gần các góc ngã tư và được bố trí phù hợp để cắm các cột đèn tín hiệu và biển báo. Có thể gấp gọn khi không sử dụng.

b) 04 cột đèn tín hiệu giao thông; kích thước phù hợp với kích thước sa bàn; có thể cắm đứng tại các góc ngã tư trên sa bàn.

c) Một số cột biển báo (Đường dành cho người đi bộ; nhường đường cho người đi bộ; cấm người đi bộ; cấm đi ngược chiều; giao nhau với đường sắt; đá lở); kích thước phù hợp với kích thước sa bàn; có thể cắm đứng tại các vị trí phù hợp trên sa bàn.

d) Mô hình một số phương tiện giao thông (Ô tô 4 chỗ; xe buýt; xe tải; xe máy; xe đạp); kích thước phù hợp với kích thước sa bàn.

Vật liệu: Bằng nhựa, gỗ (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng.

 

x

Bộ

1 bộ/6hs

II

CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

 

 

 

 

 

1

Các bộ phận bên ngoài và giác quan của cơ thể

1.1. Bộ tranh: Cơ thể người và các giác quan

Giúp học sinh hình thành năng lực tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát.

Gồm 7 tờ tranh câm (không ghi chú thích), kích thước (148x210)mm, in offset 4 màu in trên giấy couché có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ. Trong đó:

a) 01 tranh hình vẽ cơ thể bé trai;

b) 01 tranh hình vẽ cơ thể bé gái.

(Lưu ý: Hình vẽ thể hiện khái quát bộ phận sinh dục ngoài của bé trai và bé gái).

c) 01 tranh hình vẽ mắt (thị giác)

d) 01 tranh hình vẽ tai (thính giác)

đ) 01 tranh hình vẽ mũi (khứu giác)

e) 01 tranh hình vẽ lưỡi (vị giác)

g) 01 tranh hình vẽ bàn tay (thể hiện xúc giác)

 

x

Bộ

1 bộ/6hs

1.2. Bộ tranh: Những việc nên và không nên làm để phòng tránh tật cận thị học đường

Giúp học sinh hình thành năng lực tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát; vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

Gồm 6 tờ tranh minh họa việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tật cận thị học đường, kích thước (148x210)mm, in offset 4 màu in trên giấy couché có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ. Trong đó:

a) 01 tranh minh họa: Ngồi viết (hoặc đọc sách) đúng tư thế, đúng khoảng cách, đúng vị trí chiếu sáng và đủ ánh sáng;

b) 01 tranh minh họa: Khám mắt định kỳ;

c) 01 tranh minh họa: về các hoạt động ngoài trời;

d) 01 tranh minh họa 2 tư thế: Ngồi viết đúng tư thế nhưng quá gần và ngồi viết đúng tư thế nhưng thiếu ánh sáng;

đ) 01 tranh minh họa 2 tư thế: Nằm đọc sách và đọc sách đúng tư thế nhưng thiếu ánh sáng;

e) 01 tranh minh họa 2 tư thế: Nhìn gần khi xem ti vi và chơi game trên máy tính hoặc điện thoại.

 

x

Bộ

1 bộ/6hs

1.3. Bộ tranh: Các việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhân

Giúp học sinh hình thành năng lực tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát; vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

Gồm 18 tờ tranh minh họa việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhân, kích thước (148x105)mm, in offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ. Trong đó:

a) 06 tranh minh họa 6 bước rửa tay đúng cách (các bước rửa tay đúng cách theo chỉ dẫn của Bộ Y tế)

b) 04 tranh minh họa rửa mặt (khăn sạch/nước sạch/rửa mặt/phơi khăn mặt dưới ánh sáng mặt trời)

c) 08 tranh minh họa 8 bước đánh răng đúng cách (cách chải răng đúng theo chỉ dẫn của Bộ y tế)

 

x

Bộ

1 bộ/6hs

2

Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn

Bộ tranh về phòng tránh bị xâm hại

Giúp học sinh hình thành năng lực tìm tòi khám phá kiến thức thông qua quan sát; vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

Gồm 2 tờ tranh minh họa về phòng tránh bị xâm hại; kích thước (148x210)mm, in offset 4 màu in trên giấy couché có định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ. Trong đó:

a) 01 tranh minh họa quy tắc bảo vệ cơ thể bé trai và bé gái (phòng tránh bị xâm hại); với dòng chữ: “Hãy nhớ! Không đ ai s, động chạm vào bộ phận cơ thđược đồ lót che kín. Trừ khi học sinh cần được bác sĩ khám bệnh”.

b) 01 tranh minh họa ba bước phòng tránh bị xâm hại:

- Hình ảnh học sinh nói không một cách kiên quyết

- Hình ảnh học sinh lùi lại/bỏ đi hoặc chạy để thoát khỏi tình huống nguy hiểm.

- Hình ảnh học sinh kể lại với người tin cậy những gì đã xảy ra với mình.

 

x

Bộ

1 bộ/6hs

IV. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Âm nhạc

STT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết về thiết bị dạy học

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

GV

HS

 

NHẠC CỤ

 

 

 

 

 

I

Tiết tấu

 

 

 

 

 

1

 

Thanh phách

Học sinh thực hành

Cặp thanh phách thông dụng (theo mẫu của nhạc cụ dân tộc hiện hành).

x

x

Cặp

35 cặp/ trường

2

 

Song loan

Học sinh thực hành

Loại thông dụng (theo mẫu của nhạc cụ dân tộc hiện hành).

x

x

Cái

35 cái/ trường

3

 

Trống nhỏ

Học sinh thực hành

Loại thông dụng (gồm trống và dùi gõ). Trống có: Đường kính 200mm, chiều cao 70mm.

x

x

Bộ

10 bộ/ trường

5

 

Triangle (Tam giác chuông)

Học sinh thực hành

Gồm triangle và thanh gõ (theo mẫu của nhạc cụ thông dụng). Chiều dài mỗi cạnh của tam giác là 150mm.

x

x

Bộ

10 bộ/ trường

6

 

Tambourine (Trống lục lạc)

Học sinh thực hành

Theo mẫu của nhạc cụ thông dụng. Đường kính 200mm, chất liệu mặt trống Meca.

x

x

Cái

10 cái/ trường

II

Giai điệu

 

 

 

 

 

1

 

Keyboard (đàn phím điện tử)

Giáo viên thực hành, làm mẫu, giảng dạy

Loại đàn thông dụng; có tối thiểu 61 phím cỡ chuẩn; có tối thiểu 100 âm sắc và tối thiểu 100 tiết điệu. Dùng điện hoặc pin; có bộ nhớ để thu, ghi; có lỗ cm tai nghe và đường ra để kết nối với bộ tăng âm; có đường kết nối với máy tính hoặc thiết bị khác.

x

 

Chiếc

01 chiếc/ trường

V. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Mỹ thuật (Cho phòng học bộ môn)

Số TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết về thiết bị dạy học

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

GV

HS

1

 

Bảng vẽ cá nhân

Học sinh thực hành

- Chất liệu: Bằng gỗ/nhựa cứng (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng;

- Độ dày tối thiểu 5mm; kích thước (300x420)mm.

 

x

Cái

35

2

 

Giá vẽ (3 chân hoặc chữ A)

Đặt bảng vẽ cá nhân

- Chất liệu: Bằng gỗ/nhựa cứng (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng;

- Có thể tăng giảm chiều cao phù hợp tầm mắt học sinh khi đứng hoặc ngồi vẽ.

- Có thể di chuyển, xếp gọn trong lớp học.

 

x

Cái

35

3

 

Bảng vẽ học nhóm

 

- Chất liệu: Bằng gỗ/nhựa cứng (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng;

- Độ dày tối thiểu 7mm; kích thước (420x600)mm.

 

x

Cái

6

4

 

Bục đặt mẫu

- Đặt mẫu để học sinh quan sát, thực hành.

- Học sinh trưng bày sản phẩm

- Chất liệu: Bằng gỗ/nhựa cứng (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, an toàn trong sử dụng;

- Kích thước tối thiểu: Chiều cao có thể điều chỉnh ở 3 mức (800mm-900mm-1.000mm); mặt đặt mẫu (400x500)mm, dày tối thiểu 7mm;

- Kiểu dáng đơn giản, gọn, dễ di chuyển ở các vị trí khác nhau trong lớp học.

x

x

Cái

4

5

 

Các hình khối cơ bản

Giúp học sinh quan sát và thực hành

Các hình khối (mỗi loại 6 hình): Khối hộp chữ nhật kích thước (160x160x200)mm; Khối lập phương kích thước (160x160x160)mm; khối trụ kích thước (cao 200mm, tiết diện ngang 160mm); khối cầu đường kính 160mm.

Vật liệu: Bằng g, nhựa cứng (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng.

x

x

Bộ

1

6

 

Máy chiếu (projector) (hoặc ti vi kết nối máy tính)

Trình chiếu, minh họa hình ảnh trực quan

Máy chiếu + Màn hình; loại thông dụng, cường độ sáng tối thiểu 3.000 Ansi Lumens.

x

 

Bộ

1

7

 

Thiết bị âm thanh (dàn âm thanh hoặc đài cassette)

Dùng cho một số nội dung kết hợp âm nhạc trong các hoạt động mĩ thuật

Loại thông dụng, công suất đủ nghe cho phòng từ 50m2-70m2

x

 

Bộ

1

VI. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Giáo dục thể chất

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ