Loading


Thông tư 08/2019/TT-BGTVT quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 08/2019/TT-BGTVT
Ngày ban hành 28/02/2019
Ngày có hiệu lực 01/06/2019
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Nguyễn Nhật
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2019/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2019

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ GIÁM SÁT, NGHIỆM THU KẾT QUẢ BẢO TRÌ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA THEO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa (không bao gồm công tác điều tiết khống chế đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện (không bao gồm công tác điều tiết khống chế đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa là các hoạt động nhằm duy trì đảm bảo sự hoạt động bình thường, an toàn của công trình trong quá trình khai thác, bao gồm bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng và báo hiệu đường thủy nội địa.

2. Đơn vị hoặc nhà thầu thực hiện bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa là các tổ chức được chủ đầu tư lựa chọn thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.

3. Thao tác báo hiệu là hoạt động điều chỉnh báo hiệu trên tuyến phù hợp với diễn biến của luồng. Thao tác báo hiệu, bao gồm: trục, thả, điều chỉnh, chống bồi rùa phao; chỉnh, dịch chuyển cột báo hiệu; dịch chuyển biển, đèn báo hiệu khoang thông thuyền.

Điều 4. Tiêu chí giám sát, nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện

1. Công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa thực hiện theo tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.

2. Tiêu chí giám sát, nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư căn cứ phương án, dự toán công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa được phê duyệt và quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, xây dựng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ đặt hàng, ký kết hợp đồng, đánh giá, nghiệm thu thanh toán khi thực hiện hình thức hợp đồng theo chất lượng thực hiện.

Điều 5. Phương pháp đánh giá công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện

1. Đánh giá công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện bằng phương pháp chấm điểm theo thang điểm với tổng điểm 100 (tương ứng với tỷ lệ 100%), bao gồm các hạng mục công việc hoặc một số hạng mục công việc theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cơ cấu điểm tối đa đối với mỗi hạng mục công việc tính theo tỷ lệ (%) giá trị dự toán chi phí hoặc giá dự thầu tổng hợp của tiêu chí đó trên tổng dự toán công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa (làm tròn đến số nguyên).

3. Chi phí của mỗi hạng mục công việc được chia đều cho các tháng làm cơ sở đánh giá khi kiểm tra, nghiệm thu và khấu trừ kinh phí.

Điều 6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội theo chất lượng thực hiện và khấu trừ kinh phí

1. Đánh giá chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát hiện trường và hồ sơ tài liệu thực hiện của đơn vị hoặc nhà thầu, bao gồm:

a) Công tác nội nghiệp: kiểm tra, giám sát công tác ghi chép, lưu trữ và cập nhật số liệu trong hồ sơ, tài liệu, phần mềm máy tính và chế độ báo cáo trong quá trình thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa tại các đơn vị;

[...]
2