Loading


Thông tư 12/1998/TT-TCHQ hướng dẫn Quy chế Kho ngoại quan kèm theo Quyết định 212/1998/QĐ-TTg do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 12/1998/TT-TCHQ
Ngày ban hành 10/12/1998
Ngày có hiệu lực 10/12/1998
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Nguyễn Văn Cầm
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu,Bộ máy hành chính

TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12/1998/TT-TCHQ

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 1998

 

THÔNG TƯ

TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 12/1998/TT-TCHQ NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUY CHẾ KHO NGOẠI QUAN BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 212/1998/QĐ-TTG NGÀY 2-11-1998 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Ngày 2-11-1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 212/1998/QĐ-TTg ban hành Quy chế Kho ngoại quan. Nội dung Quy chế đã rõ ràng, đầy đủ, cụ thể, các đơn vị Hải quan và các tổ chức, cá nhân liên quan phải nghiên cứu nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh.

Dưới đây Tổng cục Hải quan chỉ hướng dẫn thêm một số nội dung:

I - GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG QUI ĐỊNH TẠI BẢN QUY CHẾ:

1. Điều 4 qui định khu vực được phép thành lập Kho ngoại quan: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xét thấy địa phương mình có đủ điều kiện và có nhu cầu thành lập Kho ngoại quan thì làm văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Tổng cục Hải quan. Văn bản phải phân tích rõ, đầy đủ các nội dung qui định tại khoản 1 điều này (trong đó cần lượng hoá lưu lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu). Sau khi nhận được văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan thực hiện việc thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.

2. Điều 5 qui định việc thành lập Kho ngoại quan:

- Doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam qui định tại khoản 1.a điều này được hiểu là Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 4 năm 1995.

Các doanh nghiệp nói trên, ngoài đội ngũ cán bộ phải đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn nêu tại điều này, Doanh nghiệp phải có chức năng kinh doanh giao nhận, kho vận hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Doanh nghiệp qui định tại khoản 2.a điều này được hiểu là Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo qui định của Pháp luật Việt Nam, có chức năng kinh doanh kho vận, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, nguyên liệu nhập khẩu cho Khu công nghiệp.

Về vấn đề mỗi Khu công nghiệp được thành lập không quá một (01) Kho ngoại quan qui định tại khoản 2.e Điều 5 được giải thích rõ như sau: Một Kho ngoại quan được thành lập tại một Khu công nghiệp nào đó được thực hiện các chức năng qui dịnh tại Quy chế này để phục vụ cho các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp đó và các doanh nghiệp ở các Khu công nghiệp khác lân cận.

3. Việc dịch chuyển địa điểm Kho Ngoại quan qui định tại khoản 4 Điều 6 được hiểu là sự dịch chuyển Kho ngoại quan từ địa điểm đã được cấp giấy phép đến một địa điểm mới nhưng vẫn nằm trong khu vực đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

4. Thủ tục giải quyết việc mở rộng, thu hẹp, dịch chuyển địa điểm Kho ngoại quan hoặc tạm thời sử dụng kho, bãi gần khu vực Kho ngoại quan qui định tại khoản 4 Điều 6:

a. Khi có nhu cầu nêu trên, Chủ Kho ngoại quan phải nộp cho Hải quan tỉnh, thành phố quản lý Kho ngoại quan bộ hồ sơ gồm:

- Công văn nêu yêu cầu và giải trình cụ thể lý do và các điều kiện đã đáp ứng được.

- Sơ đồ kho, bãi khu vực mở rộng, khu vực dịch chuyển đến, hoặc kho bãi tạm thời sử dụng.

- Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi khu vực mở rộng, khu vực dịch chuyển đến, kho bãi tạm thời sử dụng.

- Trường hợp thu hẹp chỉ cần công văn giải trình và sơ đồ.

b.Trách nhiệm của Hải quan:

- Việc dịch chuyển địa điểm và tạm thời sử dụng kho bãi khác:

Bộ hồ sơ được gửi tới Hải quan tỉnh, thành phố nơi đang quản lý Kho Ngoại quan. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố phải nghiên cứu hồ sơ, khảo sát thực tế kho, bãi, lập báo cáo và kiến nghị với Tổng cục Hải quan. Trong vòng 10 ngày làm việc từ khi nhận được hồ sơ, báo cáo và kiến nghị của Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời doanh nghiệp.

- Đối với việc mở rộng, thu hẹp Kho ngoại quan:

Tổng cục Hải quan uỷ quyền Cục trưởng Hải quan Tỉnh, Thành phố quản lý Kho ngoại quan giải quyết. Trong thời gian 7 ngày kể từ ngày nhận dù hồ sơ, Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố phải làm xong thủ tục cho việc mở rộng, thu hẹp Kho ngoại quan đó và báo cáo Tổng cục Hải quan biết.

5. Các dịch vụ tái chế, gia cố bao bì, đóng gói lại, bảo dưỡng, sửa chữa hàng hoá quy định tại khoản 5 Điều 7 được hiểu như sau:

5.1. Tái chế:

Tái chế là việc sử dụng các biện pháp cần thiết (như lựa chọn, loại ra những phần bị hỏng, sửa sang lại...) để khôi phục lại chất lượng hàng hoá bị suy giảm do tác động của việc vận chuyển hoặc do thời gian bảo quản kéo dài, hoặc do các tác động khác.

5.2. Gia cố bao bì: Là việc sử dụng các biện pháp để làm cho bao bì được chắc thêm hoặc thay lại bao bì nhưng không làm thay đổi các nội dung in trên bao bì.

5.3. Đóng gói lại: Là việc chia hàng hoá từ gói lớn thành nhiều gói nhỏ, gộp nhiều gói nhỏ thành gói lớn hoặc hàng chưa đóng gói đưa vào bao bì, nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng, số lượng hoặc trọng lượng ban đầu của hàng hoá.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ