Loading


Thông tư 121/2018/TT-BTC quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí để thực hiện công tác ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 121/2018/TT-BTC
Ngày ban hành 12/12/2018
Ngày có hiệu lực 01/02/2019
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trần Văn Hiếu
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 121/2018/TT-BTC

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2018

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG TÁC ỨNG CỨU SỰ CỐ, BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

Căn cứ Quyết định số 05/2017/QĐ-Ttg ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí để thực hiện công tác ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên để thực hiện công tác ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Ban Chỉ đạo quốc gia về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo quốc gia) và Ban Chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng của các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ban chỉ đạo cấp Bộ, tỉnh); Ban Điều phối ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia; Cơ quan thường trực về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia; Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố.

4. Thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin quốc gia; đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố, an toàn thông tin mạng; bộ phận tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia; đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.

5. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Điều 3. Nguồn kinh phí

1. Ngân sách nhà nước.

2. Kinh phí của doanh nghiệp; các khoản đóng góp, tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí

1. Đối với kinh phí ngân sách nhà nước:

Kinh phí thực hiện công tác ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành. Việc bố trí kinh phí thực hiện theo nguyên tắc: Hoạt động, lực lượng thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan, cụ thể:

a) Ngân sách trung ương:

- Bảo đảm kinh phí để triển khai các hoạt động thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin do các cơ quan, tổ chức nhà nước ở trung ương thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 24 Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 85/2016/NĐ-CP), gồm:

+ Kinh phí thực hiện yêu cầu về an toàn thông tin theo cấp độ trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm;

+ Kinh phí thực hiện giám sát, đánh giá, quản lý rủi ro an toàn thông tin; đào tạo ngắn hạn, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, diễn tập an toàn thông tin và ứng cứu sự cố của cơ quan, tổ chức nhà nước được cân đối bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức nhà nước đó theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước.

[...]
8