Loading


Thông tư 128/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 164/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 128/2003/TT-BTC
Ngày ban hành 22/12/2003
Ngày có hiệu lực 08/01/2004
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trương Chí Trung
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do-Hạnh phúc

Số:128/2003/TT-BTC

Hà Nội,ngày22 tháng12 năm2003

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 128/2003/T-BTC NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 164/2003/NĐ-CP NGÀY 22  THÁNG 12  NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003  của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ vào Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

A- PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

I. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) dưới đây có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:

1. Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:

1.1- Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước.

1.2- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

1.3- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

1.4- Công ty ở nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

1.5- Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

1.6- Hợp tác xã, tổ hợp tác.

1.7- Các tổ chức khác có sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

2. Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm:

2.1- Cá nhân và nhóm  cá nhân kinh doanh.

2.2- Hộ kinh doanh cá thể.

2.3- Cá nhân hành nghề độc lập có hoặc không có văn phòng, địa điểm hành nghề cố định thuộc đối tượng kinh doanh (trừ người làm công ăn lương) phải đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế như: bác sỹ, luật sư, kế toán, kiểm toán, hoạ sỹ, kiến trúc sư, nhạc sỹ và những người hành nghề độc lập khác.

2.4- Cá nhân cho thuê tài sản như nhà, đất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài sản khác.

3. Cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt hoạt động kinh doanh được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài như: cho thuê tài sản, cho vay vốn, chuyển giao công nghệ, hoạt động tư vấn, tiếp thị, quảng cáo...

4. Công ty ở nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Cơ sở thường trú là cơ sở kinh doanh mà thông qua cơ sở này công ty ở nước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam mang lại thu nhập. Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài chủ yếu bao gồm  các hình thức sau:

4.1- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, xưởng sản xuất, kho giao nhận hàng hóa, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu hoặc khí đốt, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên hay các thiết bị phương tiện phục vụ cho việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên;

4.2- Địa điểm xây dựng; công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; các hoạt động giám sát xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;

4.3- Cơ sở cung cấp các dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công cho mình hay một đối tượng khác;

4.4- Đại lý cho công ty ở nước ngoài;

4.5- Đại diện ở Việt Nam trong các trường hợp:

- Có thẩm  quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty ở nước ngoài;

[...]
2