Loading


Thông tư 15/2000/TT-BXD hướng dẫn các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu 15/2000/TT-BXD
Ngày ban hành 13/11/2000
Ngày có hiệu lực 28/11/2000
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Xây dựng
Người ký Nguyễn Mạnh Kiểm
Lĩnh vực Đầu tư,Xây dựng - Đô thị

BỘ XÂY DỰNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 15/2000/TT-BXD

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 15/2000/TT-BXD NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 2000HƯỚNG DẪN CÁC HÌNH THỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ngành Xây dựng theo Nghị định số 15/CP ngày 04/3/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Thực hiện Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP;

Bộ Xây dựng hướng dẫn các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng như sau:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Căn cứ quy mô, tính chất của dự án và năng lực của mình, Chủ đầu tư lựa chọn một trong các hình thức quản lý thực hiện dự án sau:

1.1/ Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án;

1.2/ Chủ nhiệm điều hành dự án;

1.3/ Chìa khoá trao tay;

1.4/ Tự thực hiện dự án.

2. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, Chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý thực hiện dự án; đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn khác, Chủ đầu tư quyết định hình thức quản lý thực hiện dự án.

Chi phí quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng thực hiện theo qui định tại Thông tư 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ Xây dựng và được tính trong tổng mức đầu tư, tổng dự toán của dự án.

3. Đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp ở trung ương và địa phương (như các Bộ; cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; các Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ; tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; các Sở, UBND cấp huyện) chỉ làm Chủ đầu tư các dự án xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ quan mình.

Các dự án khác, Chủ đầu tư phải là người trực tiếp quản lý khai thác sử dụng dự án và có đủ trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư như quy định tại Điều 14 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ. Trong trường hợp chưa xác định rõ Chủ đầu tư của dự án thì Người có thẩm quyền quyết định đầu tư giao cho Ban quản lý dự án chuyên ngành thực hiện chức năng Chủ đầu tư (tuỳ theo đặc điểm của từng dự án).

II. HÌNH THỨC CHỦ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án được áp dụng đối với các dự án mà Chủ đầu tư có năng lực chuyên môn phù hợp và có cán bộ chuyên môn để tổ chức quản lý thực hiện dự án theo các trường hợp sau đây:

1. Trường hợp Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình kiêm nhiệm và cử người phụ trách (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) để quản lý việc thực hiện dự án.

1.1/ Trường hợp này áp dụng đối với dự án nhóm B,C thông thường khi Chủ đầu tư có các phòng, ban chuyên môn về quản lý kỹ thuật, tài chính phù hợp để quản lý thực hiện dự án.

1.2/ Yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm đối với những người trực tiếp quản lý thực hiện dự án:

a) Người phụ trách quản lý thực hiện dự án phải có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của dự án, quản lý dự án nhóm B phải có bằng đại học trở lên, quản lý dự án nhóm C phải có bằng trung cấp trở lên, có tối thiểu hai năm làm việc chuyên môn.

b) Người quản lý về kỹ thuật của dự án phải có bằng trung cấp trở lên, chuyên môn phù hợp với yêu cầu của dự án, có tối thiểu hai năm làm việc chuyên môn.

c) Người quản lý về kinh tế-tài chính của dự án phải có chuyên môn về kinh tế, tài chính-kế toán, có bằng trung cấp trở lên, có tối thiểu hai năm làm việc chuyên môn.

d) Đối với các dự án ở vùng sâu, vùng xa thì những người trực tiếp quản lý thực hiện dự án nêu trên phải có bằng trung cấp trở lên, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của dự án và có tối thiểu một năm làm việc chuyên môn.

1.3/ Chủ đầu tư phải có quyết định giao nhiệm vụ, quyền hạn cho các phòng, ban và cá nhân được cử kiêm nhiệm hoặc chuyên trách quản lý việc thực hiện dự án.

2. Trường hợp Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc để quản lý thực hiện dự án:

2.1/ Trường hợp này áp dụng đối với dự án nhóm A; các dự án nhóm B,C có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc Chủ đầu tư đồng thời quản lý nhiều dự án.

2.2/ Ban quản lý dự án được thành lập theo quyết định của Chủ đầu tư và phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ