Loading


Thông tư 173-TANDTC-1972 về việc xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành

Số hiệu 173-TANDTC
Ngày ban hành 23/03/1972
Ngày có hiệu lực 23/03/1972
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
Người ký Phạm Hưng
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng,Quyền dân sự

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 173-TANDTC

Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 1972

 

THÔNG TƯ

CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 173-TANDTC 1NGÀY 23 THÁNG 3 NĂM 1972 HƯỚNG DẪN XÉT XỬ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

I- ĐƯỜNG LỐI CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh từ những hành vi pháp luật, gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa, đến tài sản riêng công dân hay đến tính mạng, sức khoẻ của người khác, được giải quyết đường lối chung là: Trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm bồi thường, nói chung cần ấn định mức bồi thường toàn bộ thiệt hại, và trong những trường hợp nhất định, có thể giảm mức bồi thường.

Giải quyết việc bồi thường mức thiệt hại ngoài hợp đồng là áp dụng một biện pháp thuộc về chế độ trách nhiệm dân sự, thể hiện bằng biên bản hoàn thành, một bản án dân sự hay một quyết định dân sự trong một bản án hình sự, nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất gây ra và giáo dục mọi người tinh thần tuân thủ pháp luật và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền lợi hợp pháp của người khác.

Vì vậy, không thể coi giải quyết việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là việc áp dụng một biện pháp hình sự hay là một hình phạt phụ. Mặt khác, lại cần phân biệt hai loại bồi thường thiệt hại khác nhau do công dân, viên chức gây ra, được giải quyết bằng hai biện pháp khác nhau.

1- Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo chế độ trách nhiệm dân sự đối với những người vi phạm kỷ luật lao động do cố ý hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm mà làm thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, những phần tử tham ô, những người gây ra thiệt hại không phải trong truờng hợp thi hành nhiệm vụ lao động được giao hoặc trong trường hợp được quyền sử dụng tài sản.... (Điều 7, Nghị định số 49-CP ngày 9-4-1958 của Hội đồng Chính phủ).

2- Việc bồi thường thiệt hại cho công quỹ theo "chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản của Nhà nước" do Nghị định số 49-CP nói trên quy định ở điều 5: Công nhân, viên chức thiếu tính thần trách nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật lao động trong khi làm nhiệm vụ sản xuất, công tác mà gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường thiệt hại cho công quỹ, theo chế độ này... và do xí nghiệp, cơ quan có trách nhiệm quản lý tài sản bị thiệt hại xử lý theo căn cứ, mức và cách thực hiện bồi thường riêng.

II- XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Việc cần thiết đầu tiên phải làm để giải quyết đúng đắn vụ án là việc xác định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tức là xem xét khi có một thiệt hại cụ thể xảy ra, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại có phát sinh không?

A- CƠ SỞ CỦA TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có đầy đủ bốn điều kiện, trong đó qua thực tiễn, cần chú ý một số điểm chủ yếu sau đây:

1. Phải có thiệt hại. Đó là thiệt hại về vật chất, biểu hiện cụ thể là thiệt hại về tài sản, hoặc là những chi phí và những thu nhập bị giảm sút hay bị mất do có sự thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ đưa đến. Thiệt hại ấy phải thực sự đã xảy ra và có thể tính toán được.

Tuy nhiên, đối với loại thiệt hại như: hoa màu sắp được thu hoạch một cách tương đối chắc chắn mà bị làm hư hỏng, hay súc vật sắp đến ngày đẻ mà bị làm chết, thì có thể xem xét thiệt hại một cách thích đáng.

2- Phải có hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật có thể là một việc phạm pháp về hình sự, một vi phạm pháp luật về dân sự, một vi phạm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hoặc một vi phạm quy tắc sinh hoạt xã hội.

Do đó, hành vi của người vì thừa hành một nhiệm vụ trong trường hợp cần thiết do luật pháp quy định mà gây thiệt hại, thì không coi là trái pháp luật. Nhưng nếu hành vi của người đó vượt quá giới hạn luật pháp quy định, thì lại coi là trái pháp luật.

3- Phải có quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật; hay ngược lại, hành vi trái pháp luật thực sự là nguyên nhân trực tiếp, hoặc là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại đã xảy ra.

Có trường hợp tuy hành vi trái pháp luật không phải là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại xảy ra, nhưng lại có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại và được coi là quan hệ nhân quả với thiệt hại.

4- Phải có lỗi của người gây thiệt hại. Người gây thiệt hại phải nhận thức hoặc có thể nhận thức được rằng hành vi của mình là trái pháp luật và có thể gây ra thiệt hại cho người khác: cố ý hay vô ý đều là có lỗi.

B- MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

Cần nắm vững những điểm chủ yếu trong bốn điều kiện nói trên để làm cơ sở cho việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể sau đây:

1- Trách nhiệm bồi thường của một người và của nhiều người.

Thực tiễn tình hình cho thấy rõ một thiệt hại có thể do hành vi của một người hay của nhiều người, trực tiếp hay không trực tiếp gây ra; có trường hợp người bị gây thiệt hại cũng có lỗi. Do đó, cần phân biệt các loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại của một người và của nhiều người.

a) Trách nhiệm liên đới.

Nhiều người cùng chung gây thiệt hại do thống nhất ý chí với nhau, thì phải chịu trách nhiệm liên đới bối thường thiệt hại do họ gây nên. Thông thường, họ thống nhất ý chí với nhau cả về hành vi lẫn về hậu quả (như cộng phạm lừa đảo, tham ô...), nhưng cũng có trường hợp, họ cùng nhau gây thiệt hại mà chỉ thống nhất ý chí về hành vi (như hai người do cùng lăn gỗ ở trên cao xuống mà vô ý gây tai nạn...) hoặc chỉ thống nhất ý chí về hậu quả (như tên trộm cắp và kẻ tiêu thụ tài sản trộm cắp), họ vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại (1)

Do họ có trách nhiệm liên đới, nên trong trường hợp có người trong bọn họ phải bồi thường, nhưng không có hoặc chưa có đủ khả năng kinh tế, người bị thiệt hại có quyền đòi một người hay một số người cùng chung gây thiệt hại có khả năng kinh tế, bồi thường toàn bộ thiệt hại; sau đó, những người này có quyền đòi những người chưa nộp hoặc chưa đủ tiền bồi thường, phải hoàn trả lại cho họ đúng phần mà từng người phải chịu trách nhiệm riêng trong tổng số thiệt hại. Nếu một trong số người đó hoàn toàn không có khả năng bồi thường thì phần của họ được chia đều cho những người khác phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường.

Khi quyết định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại, Toà án có thể căn cứ vào tình hình cụ thể của sự việc, phần chiếm đoạt hoặc mức độ lỗi của mỗi người để ấn định phần bồi thường của mỗi người, giúp cho họ biết rõ phần trách nhiệm bồi thường của mình trong số tiền phải bồi thường chung.

Gặp trường hợp không có căn cứ rõ ràng để ấn định phần bồi thường cụ thể của mỗi người, thì Toà án phân chia đều mức bồi thường cho người mỗi người. Trong trường hợp tài liệu chưa đầy đủ, cần điều tra, thu thập thêm mới có thể định rõ được phần bồi thường của mỗi người, và nếu có yêu cầu xét xử kịp thời vụ án hình sự, thì trong phần dân sự, Toà án chỉ tuyên trách nhiệm liên đới; còn việc ấn định mức bồi thường của mỗi người, thì Toà án sẽ bổ sung sau bằng một bản án dân sự. Nếu là vụ án dân sự hoặc việc xét xử vụ án hình sự không có tính chất cấp bách, thì Toà án cần chờ kết quả của việc điều tra bổ sung để có thể vừa tuyên trách nhiệm liên đới, vừa ấn định cụ thể mức bồi thường của mỗi người.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ