Loading


Thông tư 18/2019/TT-BCT quy định về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Số hiệu 18/2019/TT-BCT
Ngày ban hành 30/09/2019
Ngày có hiệu lực 15/11/2019
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Trần Tuấn Anh
Lĩnh vực Thương mại

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2019/TT-BCT

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2019

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Pháp lệnh Quản lý thị trường ngày 08 tháng 3 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về:

a) Hoạt động công vụ, trách nhiệm trong hoạt động công vụ, những việc không được làm trong hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường;

b) Các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý kỷ luật đối với vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường;

c) Chế độ trách nhiệm của công chức lãnh đạo, quản lý (sau đây gọi tắt là công chức lãnh đạo) đối với vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường;

d) Khen thưởng và chế độ ưu đãi trong hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường các cấp (sau đây gọi tắt là cơ quan Quản lý thị trường);

b) Công chức đang làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là công chức) bao gồm công chức Quản lý thị trường và công chức chưa được bổ nhiệm vào ngạch công chức Quản lý thị trường.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Cố ý vi phạm là việc công chức đã được thông báo, phổ biến, quán triệt về chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhận thức được hành vi của mình là vi phạm nhưng vẫn thực hiện.

2. Vô ý vi phạm là việc công chức không nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nên đã vi phạm hoặc tuy ý thức được hậu quả nhưng cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được nên dẫn đến vi phạm.

3. Tái phạm là việc công chức vi phạm đã bị xử lý kỷ luật nhưng trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật lại tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm đã bị xử lý trước đó.

4. Thiếu trách nhiệm là việc công chức không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc không thực hiện đúng quy định của pháp luật có liên quan trong khi thực hiện hoạt động công vụ cụ thể.

5. Buông lỏng quản lý là việc công chức lãnh đạo không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; không tổ chức thực hiện kịp thời, đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật và chỉ đạo của cơ quan cấp trên; không có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện hoạt động công vụ của công chức, cơ quan Quản lý thị trường thuộc phạm vi phụ trách, quản lý; không thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, phòng ngừa hoặc hạn chế hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; phát hiện vi phạm mà không xử lý nghiêm minh hoặc không báo cáo kịp thời với người có thẩm quyền.

6. Vi phạm nghiêm trọng là các vi phạm:

a) Có tính chất, mức độ tác hại lớn, gây dư luận xấu làm mất uy tín của bản thân công chức, cơ quan Quản lý thị trường nơi công chức làm việc;

[...]
53