Loading


Thông tư 194/2013/TT-BTC hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 194/2013/TT-BTC
Ngày ban hành 17/12/2013
Ngày có hiệu lực 10/02/2014
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trần Văn Hiếu
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 194/2013/TT-BTC

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2013

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƯỚC KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN CỔ PHẦN HÓA THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/2011/NĐ-CP NGÀY 18/7/2011CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHUYỂN DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi tắt là Nghị định định số 59/2011/NĐ-CP); Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 189/2013/NĐ-CP);

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện tái cơ cấu để chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011của Chính phủ như sau:

Chương I -

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn thực hiện hoạt động tái cơ cấu thông qua xử lý nợ để chuyển đổi các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

2. Đối tượng áp dụng Thông tư này là Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP mà giá trị thực tế của doanh nghiệp thấp hơn các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp tái cơ cấu).

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, một số từ ngữ được hiểu như sau:

1. “Phương án tái cơ cấu” là phương án xử lý tài chính và chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này.

2. “Giá vốn mua nợ” là tổng chi phí mua nợ tính đến thời điểm giảm trừ trách nhiệm trả nợ, bao gồm: giá mua nợ thực tế cộng (+) các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ liên quan đến việc mua khoản nợ.

3. “Giảm trừ nghĩa vụ trả nợ” là biện pháp xóa một phần trách nhiệm trả nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

4. “Chủ nợ” là tổ chức, cá nhân có nợ phải thu.

5. “Chủ nợ tham gia tái cơ cấu” là chủ nợ của doanh nghiệp tái cơ cấu, cùng tham gia quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần.

6. Công ty Mua bán nợ Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, được chuyển đổi từ Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Công ty Mua bán nợ).

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua xử lý nợ để chuyển thành công ty cổ phần

1. Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện tái cơ cấu để chuyển thành công ty cổ phần là các doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.

2. Phương án tái cơ cấu được thực hiện trên nguyên tắc đồng thuận giữa cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tái cơ cấu, doanh nghiệp tái cơ cấu với Công ty Mua bán nợ hoặc các chủ nợ tham gia tái cơ cấu (lập biên bản thỏa thuận giữa các bên). Công ty Mua bán nợ được quyền chủ động đàm phán mua nợ với các chủ nợ và đề xuất phương án tái cơ cấu doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Công ty Mua bán nợ chỉ quyết định mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sau khi đã thỏa thuận, thống nhất với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án tái cơ cấu/cổ phần hóa và có kết quả đàm phán mua nợ với các chủ nợ của doanh nghiệp tái cơ cấu. Việc mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp phải đảm bảo có tính khả thi, có khả năng thu hồi vốn hiệu quả và đủ nguồn chênh lệch giữa giá vốn mua nợ với giá trị sổ sách khoản nợ để xử lý tài chính, tái cơ cấu doanh nghiệp theo quy định.

4. Ngoài các nội dung quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp tái cơ cấu, Công ty Mua bán nợ và các cơ quan có liên quan thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, Nghị định số 189/2013/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Chương II -

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Quy trình chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thông qua tái cơ cấu

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ