Loading


Thông tư 26/2021/TT-BTC về hướng dẫn công tác kế toán khi thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 26/2021/TT-BTC
Ngày ban hành 07/04/2021
Ngày có hiệu lực 01/06/2021
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Tạ Anh Tuấn
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Kế toán - Kiểm toán

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2021/TT-BTC

Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2021

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC KẾ TOÁN KHI THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

Căn cứ Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán;

Căn cứ Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát Kế toán, Kiểm toán;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn công tác kế toán khi thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn công tác kế toán khi thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần (sau đây gọi tắt là Nghị định 150/2020/NĐ-CP).

Điều 3. Công tác kế toán khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần

1. Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thực hiện theo cơ chế tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập và hạch toán theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là chế độ kế toán hành chính sự nghiệp) cho đến thời điểm chính thức chuyển đổi sang công ty cổ phần.

2. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các Luật chuyên ngành và các quy định của pháp luật về doanh nghiệp hiện hành và hạch toán theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là chế độ kế toán doanh nghiệp) cho các hoạt động phát sinh từ thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. NỘI DUNG KẾ TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN XỬ LÝ TÀI CHÍNH TRƯỚC THỜI ĐIỂM CHUYỂN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

Điều 4. Nguyên tắc hạch toán kế toán

1. Các hoạt động liên quan đến xử lý tài chính để xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi phải được hạch toán đầy đủ trên sổ sách kế toán của đơn vị. Căn cứ hồ sơ, chứng từ liên quan đến kết quả xử lý tài chính khi xác định giá trị đơn vị để chuyển đổi, đơn vị thực hiện hạch toán theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành.

2. Trên cơ sở số liệu đã hạch toán phản ánh đầy đủ vào sổ sách kế toán, đơn vị phải lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp tại thời điểm xác định giá trị đơn vị và thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

3. Kết quả xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập và số liệu đánh giá lại giá trị tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập cho mục đích chuyển đổi không phải điều chỉnh vào sổ sách kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mà được dùng làm căn cứ để lập báo cáo tình hình tài chính theo khuôn mẫu doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Điều 5. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ xử lý tài chính trước thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần

1. Trường hợp phát sinh tài sản thiếu mà tài sản hình thành từ nguồn NSNN, nguồn viện trợ không hoàn lại, nguồn vay nợ nước ngoài; nguồn phí khấu trừ, để lại phải xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý, bồi thường vật chất theo quy định hiện hành.

- Căn cứ vào kết quả kiểm kê, biên bản xác định TSCĐ thiếu, kế toán ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 138- Phải thu khác (1388) (giá trị còn lại)

[...]
1