Loading


Thông tư 28/TT-QLKH năm 1994 hướng dẫn chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam do Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường ban hành

Số hiệu 28/TT-QLKH
Ngày ban hành 22/01/1994
Ngày có hiệu lực 22/01/1994
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Người ký Đặng Hữu
Lĩnh vực Đầu tư,Công nghệ thông tin,Sở hữu trí tuệ

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 28/TT-QLKH

Hà Nội, ngày 22 tháng 1 năm 1994

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 28/TT-QLKH NGÀY 22-1-1994 HƯỚNG DẪN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Căn cứ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29-12-1987 và sửa đổi bổ sung ngày 23-12-1992;
Căn cứ Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam do Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 10-12-1988;
Căn cứ vào Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp do Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 28-1-1989;
Căn cứ Nghị định số 49-HĐBT ngày 4-3-1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 18-CP ngày 16-4-1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Theo thoả thuận của các cơ quan có liên quan;
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành thông tư này hướng dẫn thực hiện chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam.

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Trong chuyển giao công nghệ các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.1. "Công nghệ" là hệ thống các giải pháp được tạo nên bởi sự ứng dụng các kiến thức khoa học, được sử dụng để giải quyết một hoặc một số nhiệm vụ thực tiễn trong sản xuất kinh doanh được thể hiện dưới dạng:

- Các bí quyết kỹ thuật phương án công nghệ, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật: công thức, bản vẽ, sơ đồ, bảng, biểu: Các thông số kỹ thuật và thông tin kỹ thuật khác.

- Các đối tượng sở hữu công nghiệp theo Điều 4, Chương I, Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 28-1-1989.

Các giải pháp nói trên có thể bao gồm máy móc, thiết bị có hàm chứa nội dung công nghệ.

- Các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn.

1.2. "Chuyển giao công nghệ" là một hoặc tập hợp nhiều hoạt động được tiến hành bởi hai bên. Bên giao và Bên nhận, trong đó hai bên phối hợp các hành vi pháp lý và các hành động thực tiễn mà mục đích và kết quả là Bên nhận có được và tự mình khai thác được những năng lực công nghệ xác định do Bên giao cung cấp để thực hiện một mục tiêu xác định.

2. Yêu cầu đối với công nghệ được chuyển giao vào Việt Nam.

Những yêu cầu cơ bản đã quy định trong Điều 4 của Nghị định 49-HĐBT, và được hiểu với những điều kiện sau đây:

2.1. Công nghệ tương tự không sẵn có ở Việt Nam, hoặc có nhưng Bên nhận không thể khai thác với những điều kiện thuận lợi hơn, có hiệu quả hơn:

2.2. Bên nhận công nghệ phải nắm vững và làm chủ công nghệ đó sau một thời gian, hạn nhất định.

2.3. Bên giao phải có quyền sở hữu, hoặc được uỷ quyền chuyển giao công nghệ mà Bên nhận cần.

3. Các Bên tham gia chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 2 Nghị định 49-HĐBT.

4. Trong trường hợp bên nhận đã biết rõ bản chất của công nghệ và có khả năng áp dụng công nghệ đó, nhưng không được phép áp dụng vì công nghệ có liên quan đến đối tượng, sở hữu công nghiệp của Bên giao đang được bảo hộ tại Việt Nam, để áp dụng. Bên nhận cần bên giao cấp giấy phép sử dụng sở hữu công nghiệp tương ứng.

5. Các nội dung chuyển giao công nghệ kèm theo nhập khẩu máy móc, thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước phải tuân theo quy định của Thông tư này.

6. Các pháp nhân, cá nhân Việt Nam chuyển giao công nghệ vào các xí nghiệp, công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân theo quy định của Thông tư này.

II. HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Những nội dung chính của hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 của Nghị định 49-HĐBT.

Sau đây là những hướng dẫn chi tiết.

7. Mọi hoạt động chuyển giao công nghệ có tính chất thương mại, hoặc có những ràng buộc về quyền và nghĩa vụ phải được thực hiện trên cơ sở văn bản hợp đồng. Mọi thoả thuận giữa Bên giao và Bên nhận không được thể hiện trong băn bản hợp đồng đều không có giá trị pháp lý.

8. Hợp đồng mẫu về chuyển giao công nghệ có tính chất hướng dẫn tham khảo được kèm theo Thông tư này (Phụ lục 1). Hợp đồng mẫu này có tính chất bao quát cho các nội dung chuyển giao công nghệ. Tuỳ theo nội dung chuyển giao công nghệ cụ thể, Văn bản hợp đồng có thể liên quan đến toàn bộ hoặc một số phần của hợp đồng mẫu.

9. Những yêu cầu cơ bản của Hợp đồng chuyển giao công nghệ. Hợp đồng phải nêu rõ:

- Tên các công nghệ, dịch vụ sẽ được chuyển giao cho Bên nhận:

- Mục tiêu của việc chuyển giao công nghệ (ví dụ như tạo ra một loại sản phẩm hay dịch vụ mới, thay đổi quy cách, chất lượng và sản lượng sản phẩm, giảm mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng v.v...);

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ