Loading


Thông tư 34/2004/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng trong quân đội do Bộ Quốc phòng ban hành

Số hiệu 34/2004/TT-BQP
Ngày ban hành 24/03/2004
Ngày có hiệu lực 15/04/2004
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Quốc phòng
Người ký Nguyễn Văn Rinh
Lĩnh vực Bảo hiểm,Lao động - Tiền lương

BỘ QUỐC PHÒNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 34/2004/TT-BQP

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2004

Thực hiện Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ; căn cứ Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày 12/3/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Hướng dẫn số 994/BHXH-CĐCS ngày 01/4/2003 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ;
căn cứ tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội trong quân đội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Các đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội theo loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc tronh quân đội gồm:

1. Công nhân viên chức quốc phòng.

2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn (gọi chung là lao động hợp đồng) trong các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, cụ thể như sau:

a) Lao động hợp đồng có chỉ tiêu của Bộ Tổng Tham mưu trong các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp.

b) Lao động hợp đồng khác (được phân cấp quyền hạn tuyển dụng) trong các doanh nghiệp quân đội, công ty cổ phần và các đơn vị sự nghiệp có thu.

3. Lao động hợp đồng làm việc trong các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp nêu tại điểm 2 trên, làm việc theo hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao đồng mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng mới đối với đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp đó thì phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

4. Công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng quy định tại các điểm 1, 2, 3 nói trên, nếu được đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công do đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp trả hoặc đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp quân đội tổ chức đi và quản lý thì cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

II. CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc đối tượng nêu tại Mục I trên được thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ ban hành kèm theo Điều lệ Bảo hiểm xã hội và Thông tư số 06/LĐ-TBXH-TT ngày 04/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ và Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày 12/3/2003, Thông tư số 08/2003/TT-BLĐTBXH ngày 08/4/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

III. THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

Thực hiện thu bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng theo quy định tại Thông tư số 58/TC-HCSN ngày 24/7/1995 của Bộ Tài chính.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thực hiện truy thu bảo hiểm xã hội cho đối tượng quy định tại điểm 2, 3 Mục I trên, như sau:

1.1. Thời điểm truy thu bảo hiểm xã hội:

Căn cứ Nghị định số 165/HĐBT ngày 12/5/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng lao động; Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ; Thông tư số 06/LĐ-TBXH-TT ngày 04/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ và Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày 12/3/2003, thời điểm truy thu và các đối tượng truy thu bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Từ ngày 01/4/1993: Những người đang làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và lao động hợp đồng xác định thời hạn từ 1 năm trở lên.

b) Từ ngày 01/01/1995: Những người đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên.

c) Từ ngày 01/01/2003: Những người đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới với đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp đó.

d) Thời điểm, đối tượng truy thu bảo hiểm xã hội được căn cứ trên hợp đồng lao động đã ký với đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp đang làm việc tại thời điểm truy thu và những quy định tại các tiết a, b, c nêu trên.

1.2. Mức truy thu bảo hiểm xã hội bằng 20% tiền lương tháng, trong đó đơn vị sử dụng lao động đóng 15%, người lao động đóng 5% tiền lương tháng bao gồm: lương theo ngạch, bậc; phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp chênh lệch bảo lưu (nếu có) tính trên mức tiền lương tối thiểu từng giai đoạn theo quy định của Chính phủ hoặc lương theo hợp đồng lao động. Những trường hợp lao động hợp đồng có mức tiền công, tiền lương ghi trong hợp đồng lao động thấp hơn lương tối thiểu thì tiền lương làm căn cứ để truy thu bảo hiểm xã hội thấp nhất cũng phải bằng tiền lương tối thiểu tại từng thời điểm.

1.3. Căn cứ để truy thu bảo hiểm xã hội là quyết định tuyển dụng, hợp đồng lao động, các hồ sơ khác có liên quan và danh sách đã đăng ký nộp bảo hiểm xã hội của đơn vị với cơ quan tài chính cấp trên. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội được tính từ thời điểm truy thu bảo hiểm xã hội.

1.4. Những trường hợp đã đăng ký nộp bảo hiểm xã hội với cơ quan thuế tại địa phương (từ ngày 31/12/1994) trở về trước nhưng chưa nộp đủ theo quy định thì nay căn cứ vào giấy báo nợ của cơ quan thuế để truy thu bảo hiểm xã hội; nếu trước đây đã nộp bảo hiểm xã hội cho cơ quan thuế hoặc bảo hiểm xã hội của địa phương thì có chứng từ để làm căn cứ cấp sổ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng (có danh sách và chứng từ kèm theo).

2. Trách nhiệm của đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp:

2.1. Trách nhiệm của đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên:

a) Đối với công nhân viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng có chỉ tiêu của Bộ Tổng Tham mưu: tiến hành ký kết hợp đồng lao động, lập sổ bảo hiểm xã hội và thực hiện các chế độ thu, chi bảo hiểm xã hội theo đúng quy định hiện hành.

b) Đối với lao động hợp đồng quy định tại tiết b điểm 2 Mục I trên như sau:

b.1) Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch công tác được giao, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có thu và doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động hợp đồng, báo cáo Thủ trưởng cấp trên trực tiếp về số lượng, danh sách, tiêu chuẩn đối tượng lao động hợp đồng đáp ứng yêu cầu công việc. Khi được cấp có thẩm quyền đồng ý, có trách nhiệm ký kết hợp đồng lao động, lập sổ bảo hiểm xã hội và thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ