Loading


Thông tư 42/2021/TT-BGTVT quy định về công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 42/2021/TT-BGTVT
Ngày ban hành 31/12/2021
Ngày có hiệu lực 01/03/2022
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Nguyễn Xuân Sang
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/2021/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU TIẾT KHỐNG CHẾ BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG, CHỐNG VA TRÔI VÀ HẠN CHẾ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Căn cứ Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về công tác điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa.

2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi và hạn chế giao thông đường thủy nội địa.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông là việc tổ chức cảnh báo, hướng dẫn phương tiện thủy đi lại, neo đậu trong các tình huống bất lợi nhằm bảo đảm an toàn và hạn chế ùn tắc giao thông đường thủy nội địa.

2. Chống va trôi là việc tổ chức thường trực về phương tiện, thiết bị, nhân lực để thực hiện các biện pháp tổ chức bảo đảm giao thông, hỗ trợ nhằm ngăn ngừa sự cố đâm va vào các công trình và đâm va giữa các phương tiện.

3. Luồng chạy tàu thuyền hạn chế là luồng hoặc đoạn luồng có kích thước về chiều rộng hoặc chiều sâu hoặc bán kính cong hoặc chiều cao tĩnh không hoặc khẩu độ khoang thông thuyền công trình vượt sông nhỏ hơn kích thước cấp kỹ thuật đường thủy nội địa theo phân cấp.

4. Hạn chế giao thông đường thủy nội địa là việc tổ chức giao thông tại khu vực không đảm bảo điều kiện khai thác theo cấp kỹ thuật đường thủy đã công bố, tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nhằm bảo đảm an toàn, giảm thiểu ùn tắc giao thông trên đường thủy nội địa.

5. Lưu lượng vận tải trung bình là số lượt phương tiện vận tải (tàu, thuyền, sà lan chở hàng hóa) có tải trọng trên 10 tấn lưu thông qua khu vực trong 24 giờ (ngày đêm), tính trung bình trong 02 năm thống kê gần nhất.

Điều 3. Các trường hợp điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông

1. Tại các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông ờ khu vực luồng chạy tàu thuyền hạn chế. Vị trí và tiêu chí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2. Khi thi công các công trình qua sông, xây dựng, sửa chữa công trình, khai thác tài nguyên, trục vớt, nạo vét, thanh thải vật chướng ngại, lên đà, hạ thủy trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy.

3. Khi xuất hiện tình huống đột xuất có một trong các yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng tới an toàn của công trình đường thủy và các hoạt động giao thông đường thủy, bao gồm:

a) Xảy ra sự cố tai nạn giao thông đường thủy tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc giao thông;

b) Có vật chướng ngại hên luồng, điểm cạn gây ra cản trở giao thông;

[...]
30