Loading


Thông tư 43/2003/TT-BGDĐT hướng dẫn chế độ làm việc của giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 43/2003/TT-BGDĐT
Ngày ban hành 26/09/2003
Ngày có hiệu lực 18/10/2003
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Văn Vọng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 43/2003/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 43/2003/TT-BGD&ĐT NGÀY 26 THÁNG 9 NĂM 2003 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN, GIÁO VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn chế độ làm việc của giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng (dưới đây gọi chung là giáo viên giáo dục quốc phòng).

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Thông tư này hướng dẫn thực hiện chế độ làm việc đối với giáo viên giáo dục quốc phòng ở các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học; bao gồm giáo viên trong biên chế, giáo viên là sĩ quan biệt phái, giáo viên hợp đồng của tất cả các loại hình trường công lập, bán công, dân lập, tư thục.

II. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA GIÁO VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

1. Nguyên tắc chung:

a. Giáo viên giáo dục quốc phòng là công chức Nhà nước làm công tác giảng dạy và tham gia công tác quốc phòng địa phương trong nhà trường. Chế độ làm việc của giáo viên giáo dục quốc phòng dựa trên cơ sở chế độ làm việc của ngạch bậc công chức trong ngành giáo dục - đào tạo và có xem xét đặc thù môn học, nhằm đảm bảo cho giáo viên có đủ điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và tham gia công tác quốc phòng địa phương trong nhà trường.

b. Thời gian theo năm lịch là 52 tuần lễ. Trừ các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hè theo quy định, thời gian làm việc của giáo viên giáo dục quốc phòng trong năm học được tính 43 tuần lễ, được chuyển thành giờ hành chính của cả năm học là 1720 giờ; bao gồm các nội dung công việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt chuyên môn, lao động công ích, luyện tập quân sự.

c. Giờ tiêu chuẩn giảng dạy (định mức giờ giảng) của giáo viên được chuyển đổi từ giờ hành chính của các hoạt động giảng dạy trong một năm học. Việc chuyển đổi này nhằm xác định chỉ tiêu nhiệm vụ và tính chế độ trả lương dạy thêm giờ cho những giáo viên đã hoàn thành nhiệm vụ và khối lượng công việc được giao.

d. Sản phẩm nghiên cứu khoa học là điều kiện để xem xét việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy trong năm học của tổ (bộ môn). Thời gian luyện tập quân sự, lao động công ích của giáo viên khi nào thực hiện sẽ được tính trừ vào định mức giờ giảng.

e. Giờ chuẩn giảng dạy của giáo viên giáo dục quốc phòng được quy định thống nhất, không phân biệt loại hình trường, vùng miền hay tính chất ngành nghề đào tạo mà quy định cụ thể cho từng đối tượng giáo viên, ở các trình độ đào tạo, cấp học.

2. Hoạt động giảng dạy:

Nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên là giảng dạy, chiếm khoảng 70% quỹ thời gian lao động. Thời gian làm công tác giảng dạy của giáo viên giáo dục quốc phòng là 1200 giờ để thực hiện 1 khối lượng công việc bao gồm: chuẩn bị bài giảng, thực hành giảng dạy, các công việc sau giảng dạy (hướng dẫn học tập, phụ đạo, chấm thi...) được chuyển đổi thành giờ chuẩn như sau:

a. Đối với giảng viên đại học, cao đẳng:

- Giảng viên mới (thời gian giảng dạy dưới 3 năm): 220 tiết;

- Giảng viên giảng dạy từ 3 năm trở lên: 280 tiết;

- Giảng viên chính: 310 tiết;

Với giảng viên là sĩ quan biệt phái có thời gian giảng dạy dưới 3 năm thực hiện định mức 280 tiết/năm; từ 3 năm trở lên thực hiện định mức 310 tiết/năm. Thời gian giảng dạy được tính bao gồm cả thời gian giảng dạy ở các trường quân sự, trước khi biệt phái sang ngành giáo dục - đào tạo.

b. Đối với giáo viên trường trung học chuyên nghiệp:

- Giáo viên có thời gian giảng dạy dưới 3 năm: 380 tiết;

- Giáo viên có thời gian giảng dạy từ 3 năm trở lên: 410 tiết;

c. Giáo viên giáo dục quốc phòng ở các trường trung học phổ thông được áp dụng theo quy định về giờ tiêu chuẩn của giáo viên đối với cấp học này.

d. Với giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy nhiều môn (trong đó có môn giáo dục quốc phòng), được lựa chọn môn học có định mức thấp hơn để tính khối lượng giảng dạy và tính vượt định mức giờ giảng. Giờ tiêu chuẩn chỉ tính riêng trong từng năm học, không tính bù trừ giữa các năm học. Những trường hợp giảng dạy ở ngoài trường (thỉnh giảng) hoặc giảng dạy giờ nào thanh toán tiền bồi dưỡng giờ đó thì không được tính vào định mức này.

3. Nghiên cứu khoa học:

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên giáo dục quốc phòng các trường đại học, cao đẳng có nghĩa vụ tham gia nghiên cứu khoa học. Thời gian nghiên cứu khoa học là 350 giờ, được chuyển đổi thành 80 giờ chuẩn.

Trong thực tế hiện nay chưa đòi hỏi mỗi giảng viên giáo dục quốc phòng mỗi năm phải có 1 đề tài nghiên cứu, nên bước đầu xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thuộc tổ (bộ môn), giảng viên là thành viên tham gia nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu khoa học chủ yếu tập trung vào phương pháp sư phạm quân sự, đổi mới nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ công tác chuyên môn.

Giáo viên giáo dục quốc phòng các trường trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông không bắt buộc nghiên cứu khoa học nhưng nếu tham gia thì được hưởng chế độ phụ cấp nghiên cứu khoa học (nếu có).

[...]
38
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ