Loading


Thông tư 53-TC/TCT năm 1991 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước và Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng về Thuế Nhà, Đất do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 53-TC/TCT
Ngày ban hành 28/09/1991
Ngày có hiệu lực 13/10/1991
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Phan Văn Dĩnh
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí,Bất động sản

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 53-TC/TCT NGÀY 28-9-1991 HƯỚNG DẪN THI HÀNH PHÁP LỆNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC VÀ NGHỊ ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ THUẾ NHÀ ĐẤT

Căn cứ Pháp lệnh thuế nhà đất ngày 29-6-1991 theo lệnh công bố số 54 LCT/HĐNN 8 ngày 1-7-1991 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 270 - HĐBT ngày 14 tháng 9 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thuế nhà đất, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I - PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Đối tượng thu: Thuế nhà đất thu đối với nhà và thu đối với đất ở, đất xây dựng công trình.

a) Về nhà : Bao gồm nhà ở, nhà làm việc của các tổ chức kinh tế, các cơ sở kinh doanh, nhà dùng vào sản xuất kinh doanh (nhà xưởng, nhà kho, khách sạn cửa hàng...) và nhà dùng vào mục đích khác, kể cả công trình phụ.

b) Về đất và toàn bộ diện tích đất trong phạm vi đang sử dụng của cá nhân, tổ chức (không phân biệt đất có giấy phép hay không giấy phép sử dụng), cụ thể là :

- Đất ở, bao gồm: đất đã xây cất nhà, đất chưa xây cất nhà, đất làm ao vườn (không thuộc diện thuế nông nghiệp) làm đường đi hay đất bỏ trống quanh nhà...

- Đất xây dựng công tình bao gồm: đất xây dựng công trình phục vụ sản xuất kinh doanh (kể cả đường đi trong nội bộ một đơn vị), không phân biệt công trình đang xây dựng, đã sử dụng hoặc đất đã được cấp giấy phép khi chưa xây dựng của các ngành đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế

2. Đối tượng nộp thuế theo qui định tại Điều 2 Nghị định số 270-HĐBT ngày 14-9-1991 của Hội đồng Bộ trưởng thì mọi cá nhân bao gồm cả công nhân viên chức, công nhân quốc phòng, an ninh... có nhà thuộc sở hữu riêng hoặc mua nhà đất hoá giá từ các nguồn, các tổ chức tập thể, cơ quan xí nghiệp trường học, lực lượng vũ trang, các đoàn thể chính trị xã hội v.v. có quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất (gọi chung là chủ nhà đất) đều là đối tượng nộp thuế nhà đất. trong một số trường hợp cụ thể giải quyết như sau:

a) Nhà đất của cơ quan quản lý nhà, đất hoặc các xí nghiệp kinh doanh nhà đất cho cán bộ công nhân viên chức và nhân dân thuê theo giá thoả thuận sát giá thị trường thì cơ quan quản lý nhà đất, phần cho thuê. Để quản lý thu thuế chặt chẽ, chống thất thu có hiệu quả nhất là diện tích (mở rộng, cơi nới, lấn chiếm v.v.) thì người thuê nhà có thể nộp thuế nhà đất thay chủ nhà đất, tiền thuê đã nộp về diện tích thuê dược trừ vào tiền thuê nhà đất.

Trường hợp nhà, đất của các cơ quan quản lý nhà, đất hoặc các xí nghiệp kinh doanh nhà, đất cho nhân dân thuê ở ổn định theo giá bao cấp thì người thuê nhà, đất nộp thuế thay cho cơ quan quản lý nhà, đất và được trừ một phần thuế nhà, đất đã nộp vào số tiền thuê nhà, đất phải trả cho cơ quan quản lý nhà, đất.

b) Nhà đất của cơ quan, xí nghiệp tổ chức xã hội, an ninh quốc phòng v.v. phân phối cho công nhân viên chức, quân nhân (hoặc cho thuê theo giá bao cấp) thì người được phân phối (hoặc thuê) phải nộp thuế nhà, đất phần vượt tiêu chuẩn nhà nước theo qui định tại Quyết định số 150-CP ngày 10-6-1977 của Hội đồng chính phủ và điều 6 Quyết định số 162-HĐBT ngày 18-10-1988 của Hội đồng Bộ trưởng; Nếu có cải tạo mở rộng thêm thì cũng phải cộng số diện tích mở rộng vào diện tích sử dụng để tính thuế.

Trường hợp nhà đất của cán bộ công nhân viên chức, quân nhân tự làm, mua nhà hoá giá hoặc thừa kê thì được miễn thuế phần tiêu chuẩn nhà đất chưa được phân phối theo QĐ số 150-CP phần nhà đất còn lại phải nộp thuế.

c) Nhà, đất được uỷ quyền quản lý, sử dụng thì cá nhân, tổ chức nhận uỷ quyền phải nộp thuế.

d) Nhà, đất đem thế chấp thì chủ nhà đất vẫn phải nộp thuế.

e) Nhà, đất bị tịch thu để xử lý trong các trường hợp vi phạm pháp luật thì cơ quan tiếp nhận quản lý nhà, đất này phải nộp thuế.

g) Nhà, đất có sự tranh chấp về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng nhà đất thì cá nhân, tổ chức đang sử dụng, quản lý nhà, đất phải nộp thuế.

h) Các trường hợp chưa xác định rõ quyền sở hữu nhà hay quyền sử dụng nhà dất, kể cả trường hợp lấn chiếm xây dựng không có giấy phép thì cá nhân, tổ chức đang sử dụng nhà, đất phải nộp thuế nhà đất.

Trong những trường hợp này việc nộp thuế nhà đất không có nghĩa là thừa nhận tính hợp pháp về quyền sở hữu nhà hoặc quyền sử dụng nhà, đất.

i) Nhà, đất cho các cá nhân, tổ chức người nước ngoài (kể cả xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) thuê, thì chủ nhà, đất phải nộp thuế nhà đất (trừ trường hợp phải nộp thay), còn cá nhân, tổ chức đi thuê chỉ phải trả tiền thuê nhà, đất.

Trường hợp bên Việt Nam góp vốn pháp định bằng quyền sử dụng đất vào xí nghiệp liên doanh với nước ngoài thì bên Việt Nam phải nộp thuế đất

Đối với nhà ở, nhà làm việc, nhà dùng vào sản xuất kinh doanh v.v... của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và xí nghiệp liên doanh) đều phải nộp thuế nhà theo quy định của Pháp lệnh thuế nhà đất và các văn bản của Nhà nước hướng dẫn thi hành.

3. Không thu thuế nhà đất đối với các đối tượng sau đây:

a) Nhà ở nông thôn, riêng nhà ở ven đường quốc lộ, tỉnh lộ và các trục lộ giao thông chính thuộc các tỉnh đồng bằng, trung du nơi có hoạt động kinh doanh, dịch vụ (bao gồm nhà ở có kinh doanh dịch vụ và nhà ở không kinh doanh dịch vụ) đều phải chịu thuế nhà đất.

Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể những khu vực nông thôn ở ven đường quốc lộ, tỉnh lộ và các trục giao thông chính thuộc diện phải nộp thuế nhà đất.

b) Đất dùng vào các mục đích công cộng không thuộc một tổ chức cá nhân nào sử dụng để kinh doanh, như: xây dựng đường sa (quốc lộ, tỉnh lộ, liên huyện, liên xã..), cầu cống, công viên, sân vận động, đê diều, công trình thuỷ lợi, nghĩa trang v.v..

c) Nhà, đất dùng làm trụ sở cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức xã hội, công tình văn hoá, giáo dục, y tế, doanh trại lực lượng vũ trang nhân dân; Nếu sử dụng nhà, đất để kinh doanh thì phải nộp thuế phần nhà, đất dùng để kinh doanh.

d) Nhà, đất chuyên dùng vào việc thờ cúng của các tôn giáo như: nhà thờ đạo thiên chúa, chùa, đình, miếu, nhà thờ họ.., Phần nhà đất dùng để ở thì phải nộp thuế.

e) Nhà, đất thuộc các tổ chức hay cá nhân được sử dụng vì lợi ích công cộng không thu tiền thuê.

[...]
3