Loading


Thông tư 60/2003/TT-BTC quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 60/2003/TT-BTC
Ngày ban hành 23/06/2003
Ngày có hiệu lực 01/01/2004
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trần Văn Tá
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 60/2003/TT-BTC

Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2003 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KHÁC CỦA XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn như sau:

Phần I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Hoạt động tài chính của xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi chung là xã) bao gồm ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã.

Uỷ ban nhân dân xã tổ chức quản lý thống nhất ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã.

Quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã phải được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai, hiệu quả và tiết kiệm.

2. Ngân sách xã là một bộ phận của ngân sách nhà nước:

2.1. Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu của ngân sách nhà nước phân cấp cho ngân sách xã và các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý.

a) Thu ngân sách xã gồm: các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

b) Đối với khoản thu từ quỹ đất công ích, tài sản công và hoa lợi công sản là nguồn thu thường xuyên của ngân sách xã, xã không được đấu thầu thu khoán một lần cho nhiều năm làm ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách xã các năm sau; trường hợp thật cần thiết phải thu một lần cho một số năm, thì chỉ được thu trong nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, không được thu trước thời gian của nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân khoá sau, trừ trường hợp thu đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

c) Việc phân cấp nguồn thu cho ngân sách xã phải đảm bảo nguyên tắc:

- Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của cấp xã;

- Phù hợp với việc phân định nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;

- Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia một số khoản thu giao cho ngân sách xã không vượt tỷ lệ phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định giao cho từng tỉnh đối với các khoản thu đó; riêng đối với 5 loại thuế, lệ phí theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 Luật Ngân sách nhà nước, tỷ lệ phân chia cho ngân sách xã, thị trấn tối thiểu là 70%;

Kết thúc mỗi kỳ ổn định, căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) thực hiện việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp ở địa phương.

- Khi phân cấp nguồn thu cho xã phải căn cứ vào nhiệm vụ chi, khả năng thu từ các nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn; phân cấp tối đa nguồn thu tại chỗ, đảm bảo các xã có nguồn thu cân đối được nhiệm vụ chi thường xuyên, các xã có nguồn thu khá có phần dành để đầu tư phát triển, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên, tăng số xã tự cân đối được ngân sách, giảm dần số xã phải nhận bổ sung cân đối ngân sách từ cấp trên.

2.2. Chi ngân sách xã gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Việc phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã phải căn cứ vào chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của Nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội; đồng thời phải phù hợp với trình độ, khả năng quản lý của chính quyền xã.

2.3. Dự toán chi ngân sách xã được bố trí khoản dự phòng bằng 2% - 5% tổng số chi để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán. Uỷ ban nhân dân xã quyết định sử dụng dự phòng ngân sách xã và định kỳ 3 tháng báo cáo Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân xã tại kỳ họp gần nhất.

2.4. Cân đối ngân sách xã phải bảo đảm nguyên tắc chi không vượt quá nguồn thu quy định. Nghiêm cấm đi vay hoặc chiếm dụng vốn dưới mọi hình thức để cân đối ngân sách xã.

2.5. Ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát.

3. Mọi khoản thu, chi ngân sách xã phải thực hiện quản lý qua Kho bạc Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Đối với các xã có khó khăn ở miền núi và vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện quản lý thu, chi trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi chung là tỉnh) quy định cơ chế quản lý phù hợp và báo cáo Bộ Tài chính.

4. Thu, chi ngân sách xã phải hạch toán kế toán và quyết toán theo Mục lục ngân sách nhà nước và chế độ kế toán của Nhà nước.

5. Hoạt động tài chính khác của xã theo quy định của pháp luật bao gồm: các quỹ công chuyên dùng của xã; tài chính các hoạt động sự nghiệp của xã; tài chính thôn bản (các khoản thu, chi từ các khoản đóng góp của dân trên nguyên tắc tự nguyện do thôn bản huy động) và một số hoạt động tài chính khác theo quy định của pháp luật. Xã được mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước để gửi các khoản tiền không thuộc ngân sách xã, Kho bạc Nhà nước quản lý các khoản tiền gửi này theo chế độ tiền gửi. Các khoản thu, chi tài chính khác của xã phải hạch toán rõ ràng, minh bạch theo từng loại hoạt động.

6. Uỷ ban nhân dân xã tổ chức quản lý thống nhất các hoạt động tài chính có liên quan đến các loại tài sản công của xã, tài sản của nhà nước và tài sản khác theo chế độ quy định.

[...]
23