Loading


Dự thảo Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 19/08/2023
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Phạm Thị Thanh Trà
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /2023/TT-BNV

Hà Nội, ngày      tháng     năm 2023

DỰ THẢO LẦN 1
(Ngày 19/8/2023)

 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 10 tháng 11 năm 2022;

Căn cứ Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội;

Căn cứ Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng;

Căn cứ Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh;

 Căn cứ Nghị định số 63/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

Căn cứ Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương;

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.

Điều 2. Thôn, tổ dân phố

1. Thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn); thôn được tổ chức ở xã; dưới xã là thôn.

2. Tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi chung là tổ dân phố); tổ dân phố được tổ chức ở phường, thị trấn; dưới phường, thị trấn là tổ dân phố.

3. Thôn, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã); nơi thực hiện dân chủ trực tiếp, đại diện để phát huy các hình thức hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư, tổ chức Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố

1. Bảo đảm tính tự quản của cộng đồng dân cư, chấp hành sự lãnh đạo của cấp ủy đảng; sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền cấp xã.

2. Tuân thủ Hiến pháp, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, thực hiện theo Hương ước, quy ước; đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.

3. Không chia tách các thôn, tổ dân phố đang hoạt động ổn định.

4. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện sáp nhập các thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng địa phương.

5. Áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào các hoạt động của thôn, tổ dân phố.

6. Trường hợp do quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân, do di dân ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa hoặc nơi có địa hình bị chia cắt phức tạp, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn thì điều kiện thành lập thôn, tổ dân phố mới có thể thấp hơn quy định tại Thông tư này.

[...]
4