Loading


Thông tư liên tịch 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn do Bộ Tài chính - Bội Nội vụ cùng ban hành

Số hiệu 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH
Ngày ban hành 19/01/2006
Ngày có hiệu lực 22/02/2006
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,Bộ Tài chính
Người ký Huỳnh Thị Nhân,Nguyễn Lương Trào
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ LAO ĐỘNG,
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2006 

 

 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DẠY NGHỀ NGẮN HẠN CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn;
Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Đối tượng được áp dụng chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn theo quy định tại Thông tư này là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động chưa qua học nghề, có nhu cầu học nghề, đủ điều kiện xét tuyển vào các khóa học nghề ngắn hạn và được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:

1. Lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất canh tác do đô thị hóa hoặc do xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp, khu chế xuất và các dự án khác về an ninh quốc phòng vì lợi ích quốc gia có nhu cầu học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp;

2. Lao động thuộc đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật;

3. Lao động thuộc các dân tộc thiểu số; các xã đặc biệt khó khăn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

4. Lao động nữ chưa có việc làm;

5. Lao động thuộc các làng nghề nằm trong dự án khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống mà dự án không có khoản kinh phí riêng cho dạy nghề;

6. Lao động thuộc vùng chuyên canh có nhu cầu chuyển đổi nghề;

7. Lao động nông thôn khác có nhu cầu học nghề.

II. TỔ CHỨC DẠY NGHỀ NGẮN HẠN CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1. Điều kiện hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn

Các khóa dạy nghề ngắn hạn cho đối tượng nêu tại mục I trên đây được hỗ trợ kinh phí khi có đủ các điều kiện sau:

a. Khóa học đã được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt trong kế hoạch hỗ trợ hàng năm và có thời gian dạy nghề từ một tháng trở lên;

b. Quy mô của một lớp học nghề từ 25 - 30 học viên;

c. Chương trình dạy nghề phải được xây dựng, thẩm định và phê duyệt theo đúng quy định tại Quyết định số 212/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/2/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành quy định nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình dạy nghề;

d. Học viên hoàn thành khóa học phải được kiểm tra và đánh giá, nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ nghề theo quy định tại Quyết định số 1012/1998/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 10 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành bằng nghề và chứng chỉ nghề và Quyết định số 1536/1998/QĐ-BLĐTBXH ngày 01/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy chế tạm thời về cấp và quản lý bằng nghề, chứng chỉ nghề.

2. Ngành nghề đào tạo

Ngành nghề đào tạo được xác định căn cứ theo nhu cầu chuyển dịch lao động việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

3. Đơn vị thực hiện dạy nghề

Việc tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn do các cơ sở dạy nghề và cơ sở đào tạo khác có chức năng dạy nghề của địa phương và Trung ương trên địa bàn thực hiện. Khuyến khích các hình thức dạy nghề lưu động để tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí cho người học nghề.

III. SỬ DỤNG, QUẢN LÝ KINH PHÍ DẠY NGHỀ NGẮN HẠN CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1. Nguồn kinh phí dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn:

a. Ngân sách địa phương bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề thường xuyên được giao hàng năm;

b. Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu từ nguồn kinh phí của Dự án “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo cho các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách và có số lượng lớn lao động nông thôn;

c. Lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình dự án khác trên địa bàn;

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ