Thông tư liên tịch 12/2021/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về phối hợp trong thống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính liên ngành do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu | 12/2021/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC |
Ngày ban hành | 29/12/2021 |
Ngày có hiệu lực | 25/02/2022 |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ Tư pháp,Tòa án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Người ký | Mai Lương Khôi,Nguyễn Duy Giảng,Nguyễn Trí Tuệ |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Thủ tục Tố tụng |
BỘ TƯ PHÁP - VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2021/TTLT-BTP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2021 |
QUY ĐỊNH VỀ PHỐI HỢP TRONG THỐNG KÊ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, THEO DÕI THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH LIÊN NGÀNH
Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Tố tụng hành chính ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch quy định về phối hợp trong thống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính liên ngành.
Thông tư này quy định về phối hợp trong việc lập, ký xác nhận, tổng hợp số liệu và kiểm tra trong thống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính liên ngành (sau đây gọi là thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành).
Thông tư liên tịch này được áp dụng đối với:
1. Chi cục Thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự); Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thi hành án dân sự), Tổng cục Thi hành án dân sự và Bộ Tư pháp.
2. Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện); Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện); Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh), Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao.
Điều 3. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành
1. Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 5 Luật Thống kê.
2. Thống nhất biểu mẫu, giải thích và hướng dẫn ghi chép biểu mẫu, thời hạn và kỳ thống kê.
3. Thống nhất sử dụng số liệu thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành trong các báo cáo của Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao trước các cơ quan có thẩm quyền.
Điều 4. Biểu mẫu thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành
1. Biểu mẫu thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành bao gồm:
a) Biểu mẫu số 01/TKLN-THADS - Thống kê kết quả thi hành án dân sự;
b) Biểu mẫu số 02/TKLN-THADS - Thống kê yêu cầu Tòa án xác định, phân chia tài sản, tuyên bố giao dịch vô hiệu; giải thích, sửa chữa hoặc xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và kết quả giải quyết của Tòa án;
BỘ TƯ PHÁP - VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2021/TTLT-BTP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2021 |
QUY ĐỊNH VỀ PHỐI HỢP TRONG THỐNG KÊ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, THEO DÕI THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH LIÊN NGÀNH
Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Tố tụng hành chính ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch quy định về phối hợp trong thống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính liên ngành.
Thông tư này quy định về phối hợp trong việc lập, ký xác nhận, tổng hợp số liệu và kiểm tra trong thống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính liên ngành (sau đây gọi là thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành).
Thông tư liên tịch này được áp dụng đối với:
1. Chi cục Thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự); Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thi hành án dân sự), Tổng cục Thi hành án dân sự và Bộ Tư pháp.
2. Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện); Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện); Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh), Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao.
Điều 3. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành
1. Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 5 Luật Thống kê.
2. Thống nhất biểu mẫu, giải thích và hướng dẫn ghi chép biểu mẫu, thời hạn và kỳ thống kê.
3. Thống nhất sử dụng số liệu thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành trong các báo cáo của Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao trước các cơ quan có thẩm quyền.
Điều 4. Biểu mẫu thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành
1. Biểu mẫu thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành bao gồm:
a) Biểu mẫu số 01/TKLN-THADS - Thống kê kết quả thi hành án dân sự;
b) Biểu mẫu số 02/TKLN-THADS - Thống kê yêu cầu Tòa án xác định, phân chia tài sản, tuyên bố giao dịch vô hiệu; giải thích, sửa chữa hoặc xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và kết quả giải quyết của Tòa án;
c) Biểu mẫu số 03/TKLN-THADS - Thống kê việc chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, kết quả theo dõi thi hành án hành chính;
d) Biểu mẫu số 04/TKLN-THADS - Thống kê kết quả kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính liên ngành.
2. Giải thích từ ngữ và hướng dẫn ghi chép biểu mẫu được thực hiện theo bản giải thích và hướng dẫn ghi chép của từng biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Điều 5. Chỉ tiêu thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành
Chỉ tiêu thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành bao gồm các chỉ tiêu quy định trong các Biểu mẫu số 01/TKLN-THADS, Biểu mẫu số 02/TKLN-THADS, Biểu mẫu số 03/TKLN-THADS và Biểu mẫu số 04/TKLN-THADS.
Điều 6. Kỳ báo cáo thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành
Kỳ báo cáo thống kê năm trong thi hành án dân sự, hành chính liên ngành được bắt đầu từ ngày 01/10 năm trước và kết thúc vào ngày 30/9 năm kế tiếp liền kề, bao gồm kỳ báo cáo 3 tháng, kỳ báo cáo 6 tháng, kỳ báo cáo 10 tháng và kỳ báo cáo năm (12 tháng), trong đó:
1. Kỳ báo cáo thống kê 3 tháng bắt đầu từ ngày 01/10, kết thúc vào ngày 31/12 năm báo cáo.
2. Kỳ báo cáo thống kê 6 tháng bắt đầu từ ngày 01/10, kết thúc vào ngày 31/3 năm báo cáo.
3. Kỳ báo cáo thống kê 10 tháng bắt đầu từ ngày 01/10, kết thúc vào ngày 31/7 năm báo cáo.
4. Kỳ báo cáo thống kê 12 tháng bắt đầu từ ngày 01/10, kết thúc vào ngày hết 30/9 năm báo cáo.
Đơn vị tính, cách tính được quy định cụ thể trong các biểu mẫu thống kê và giải thích, hướng dẫn ghi chép biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN THỐNG KÊ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, HÀNH CHÍNH LIÊN NGÀNH
Điều 8. Lập, ký xác nhận báo cáo thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành
1. Trách nhiệm lập báo cáo thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành.
a) Chi cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; Cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo thống kê theo Biểu mẫu số 01/TKLN-THADS;
b) Chi cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân cấp huyện; Cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo thống kê theo Biểu mẫu số 02/TKLN-THADS, Biểu mẫu số 03/TKLN-THADS;
c) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Chi cục Thi hành án dân sự và Tòa án nhân dân cấp huyện; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Thi hành án dân sự và Tòa án nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo thống kê Biểu mẫu số 04/TKLN-THADS;
d) Đối với các chỉ tiêu cơ quan THADS đề nghị giải thích, sửa chữa bản án, quyết định hoặc kiến nghị xem xét bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Biểu mẫu số 02/TKLN-THADS, Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự thống kê số liệu và lập danh sách bản án, quyết định thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết của các Tòa án nhân dân cấp cao gửi Tổng cục Thi hành án dân sự.
Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm tổng hợp và phối hợp với các Tòa án nhân dân cấp cao rà soát, đối chiếu số liệu, danh sách các bản án, quyết định cần giải thích, sửa chữa hoặc kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao.
Trường hợp không thống nhất về số liệu, thông tin danh sách, Tổng cục Thi hành án dân sự chủ trì phối hợp với các đơn vị chuyên môn của Tòa án nhân dân tối cao rà soát, đối chiếu.
Cách thức lập danh sách, thống kê số liệu được thực hiện theo bản giải thích và hướng dẫn ghi chép tại Biểu mẫu số 02/TKLN-THADS ban hành kèm theo Thông tư này.
đ) Việc lập báo cáo thống kê thi hành án dân sự liên ngành trong quân đội thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
2. Thời hạn lập báo cáo thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành.
a) Chậm nhất 01 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo, Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự phải rà soát, chốt số liệu, lập Biểu mẫu số 01/TKLN-THADS, Biểu mẫu số 02/TKLN-THADS, Biểu mẫu số 03/TKLN-THADS. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh rà soát, chốt số liệu, lập Biểu mẫu số 04/TKLN-THADS.
b) Chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Chi cục Thi hành án dân sự, của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Cục Thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp lập thành báo cáo thống kê của địa phương mình.
3. Ký xác nhận báo cáo thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành.
a) Chậm nhất 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập báo cáo thống kê liên ngành, đơn vị chủ trì lập báo cáo phải gửi báo cáo cho đơn vị phối hợp để ký xác nhận;
b) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, đơn vị phối hợp phải rà soát, ký xác nhận và gửi lại cho đơn vị chủ trì lập báo cáo;
c) Trường hợp số liệu có sự chênh lệch, Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp rà soát, đối chiếu và thống nhất số liệu tại Biểu mẫu số 01/TKLN-THADS; phối hợp với Tòa án nhân dân cùng cấp rà soát, đối chiếu, thống nhất số liệu tại Biểu mẫu số 02/TKLN-THADS, Biểu mẫu số 03/TKLN-THADS.
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan Thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân cùng cấp để rà soát, đối chiếu và thống nhất số liệu tại Biểu mẫu số 04/TKLN-THADS.
Điều 9. Gửi báo cáo thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành
1. Thời hạn gửi báo cáo thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành.
a) Chậm nhất sau 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo có ký xác nhận của cơ quan phối hợp, Chi cục Thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gửi các Biểu mẫu thống kê liên ngành thuộc trách nhiệm của mình lên cơ quan cấp trên để tổng hợp thành báo cáo của địa phương theo quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch này.
b) Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Chi cục Thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Cục Thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phải tổng hợp thành báo cáo của địa phương mình gửi Bộ Tư pháp (Tổng cục Thi hành án dân sự), Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
c) Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp tổng hợp số liệu tại các Biểu mẫu số 01/TKLN-THADS, Biểu mẫu số 02/TKLN-THADS, Biểu mẫu số 03/TKLN-THADS; các đơn vị chuyên môn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổng hợp số liệu của Biểu mẫu số 04/TKLN-THADS gửi cho các cơ quan có trách nhiệm phối hợp và gửi báo cáo Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao.
2. Phương thức gửi báo cáo thống kê liên ngành.
Báo cáo thống kê liên ngành được gửi tới nơi nhận bằng một trong các phương thức sau đây: Gửi bằng đường bưu điện; Gửi trực tiếp; Gửi trực tiếp bằng văn bản điện tử có chữ ký số qua các phần mềm chuyên môn của mỗi ngành (nếu có).
Để đảm bảo việc lập, gửi báo cáo thống kê đúng thời hạn, cơ quan Thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân có thể gửi trước báo cáo thống kê bằng bản mềm hoặc bản scan có đủ chữ ký liên ngành đến nơi nhận qua thư điện tử bằng hộp thư điện tử được Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao cấp.
Điều 10. Điều chỉnh, bổ sung số liệu trong báo cáo thống kê liên ngành
Trường hợp sau khi gửi số liệu phát hiện có sai sót, cơ quan phát hiện có văn bản gửi liên ngành cùng rà soát, báo cáo lên cấp trên trực tiếp. Việc điều chỉnh, bổ sung số liệu được thực hiện vào kỳ báo cáo kế tiếp của năm báo cáo, trước khi gửi tới cơ quan có thẩm quyền.
Điều 11. Kiểm tra thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành
Định kỳ hàng năm, cơ quan quản lý Thi hành án dân sự, cơ quan Thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân phối hợp kiểm tra liên ngành việc phối hợp thực hiện báo cáo thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành đối với cấp dưới.
Điều 12. Trách nhiệm thực hiện
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương thực hiện Thông tư liên tịch này;
b) Phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao rà soát, đối chiếu, tổng hợp số liệu thống kê báo cáo các cơ quan có thẩm quyền;
c) Chủ trì tổ chức cuộc họp liên ngành với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao để đánh giá việc thực hiện Thông tư liên tịch này.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới thực hiện Thông tư liên tịch này;
b) Phối hợp với Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao rà soát, đối chiếu, tổng hợp số liệu thống kê báo cáo các cơ quan có thẩm quyền.
3. Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Tòa án nhân dân cấp dưới thực hiện Thông tư liên tịch này;
b) Phối hợp với Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát nhân dân tối cao rà soát, đối chiếu, tổng hợp số liệu thống kê báo cáo các cơ quan có thẩm quyền;
c) Chủ trì hoặc chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp dưới xem xét, giải quyết các kiến nghị, yêu cầu của cơ quan Thi hành án dân sự.
4. Các cơ quan chuyên môn của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao giúp Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện các nội dung được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều này.
5. Tòa án nhân dân cấp cao căn cứ số liệu về các chỉ tiêu có liên quan trong Biểu mẫu số 02/TKLN-THADS, có trách nhiệm rà soát, trả lời đề nghị giải thích, sửa chữa bản án, quyết định, kiến nghị của Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự.
6. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm kiểm sát Tòa án nhân dân cấp cao trong việc giải thích, sửa chữa bản án, quyết định, kiến nghị của Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự.
7. Cục Thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Thực hiện nghiêm túc các quy định của Thông tư liên tịch này;
b) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Chi cục Thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi ngành mình thực hiện Thông tư liên tịch này.
8. Chi cục Thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định của Thông tư liên tịch này.
Điều 13. Kinh phí hoạt động thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành
Kinh phí hoạt động thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành do Ngân sách nhà nước bảo đảm và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2022, thay thế Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn phối hợp trong thống kê thi hành án dân sự.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao theo thẩm quyền để giải quyết./.
KT. CHÁNH ÁN |
KT. VIỆN TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
|
DANH MỤC VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN BIỂU MẪU THỐNG KÊ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, HÀNH CHÍNH LIÊN NGÀNH
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số ……/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC của Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao quy định về phối hợp trong thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành)
Số TT |
Tên biểu mẫu |
Ký hiệu biểu mẫu |
Thực hiện và phối hợp thực hiện |
|
Chủ trì |
Phối hợp |
|||
1 |
Thống kê kết quả thi hành án dân sự |
01/TKLN-THADS |
Cơ quan Thi hành án dân sự |
Viện kiểm sát nhân dân |
2 |
Thống kê yêu cầu Tòa án xác định, phân chia tài sản, tuyên bố giao dịch vô hiệu, giải thích, sửa chữa hoặc xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và kết quả giải quyết của Tòa án |
02/TKLN-THADS |
Cơ quan Thi hành án dân sự |
Tòa án nhân dân |
3 |
Thống kê việc chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, kết quả theo dõi thi hành án hành chính |
03/TKLN-THADS |
Cơ quan Thi hành án dân sự |
Tòa án nhân dân |
4 |
Thống kê kết quả kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính liên ngành |
04/TKLN-THADS |
Viện kiểm sát nhân dân |
Cơ quan Thi hành án dân sự và Tòa án nhân dân |
Ban hành theo TTLT số: /2021/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày …… tháng …… năm 2021 Ngày nhận báo cáo: |
Từ …/…/…… đến …/…/…… |
Đơn vị báo cáo: Đơn vị nhận báo cáo: |
I. BẢNG 1
STT |
Tên chỉ tiêu |
Tổng số phải thi hành |
Chia ra: |
||||||||||
Tổng số có điều kiện thi hành |
Chia ra: |
Chưa có điều kiện (trừ số đã chuyển đổi sổ theo dõi riêng) |
Hoãn thi hành án (trừ điểm c, khoản 1, Điều 48) |
Tạm đình chỉ thi hành án |
|||||||||
Tổng số thi hành xong |
Chia ra: |
Đang thi hành |
Hoãn theo điểm c, khoản 1, Điều 48 |
Trường hợp khác |
|||||||||
Thi hành xong |
Đình chỉ |
Giảm nghĩa vụ thi hành án |
|||||||||||
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
1 |
Về việc (việc): |
|
|||||||||||
2 |
Kết quả thi hành chung về việc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Kết quả thi hành đối với án tín dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Kết quả thi hành đối với tội phạm về ma túy |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Kết quả thi hành án tham nhũng, chức vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Kết quả thi hành đối với án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Về tiền (1.000 VNĐ): |
|
|||||||||||
8 |
Kết quả thi hành chung về tiền |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
Kết quả thi hành đối với án tín dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
Kết quả thi hành đối với tội phạm về ma túy |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
Kết quả thi hành đối với án tham nhũng, chức vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12 |
Kết quả thi hành đối với án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. BẢNG 2
STT |
Tên chỉ tiêu |
Tổng số phải thi hành |
Chia ra: |
Số thi hành xong |
Chia ra: |
Số chuyển kỳ sau |
Chia ra: |
||||||
Thu cho nhà nước |
Thu cho tổ chức tín dụng |
Thu cho tổ chức, cá nhân khác |
Thu cho nhà nước |
Thu cho tổ chức tín dụng |
Thu cho tổ chức, cá nhân khác |
Thu cho nhà nước |
Thu cho tổ chức tín dụng |
Thu cho tổ chức, cá nhân khác |
|||||
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
1 |
Về việc (việc): |
|
|||||||||||
2 |
Kết quả thi hành đối với án tham nhũng, chức vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Kết quả thi hành đối với án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Về tiền (1.000 VNĐ) |
|
|||||||||||
5 |
Kết quả thi hành đối với án tham nhũng, chức vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Kết quả thi hành đối với án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…………, ngày.... tháng .... năm …… |
GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN GHI CHÉP BIỂU MẪU SỐ 01/TKLN-THADS
Thống kê kết quả thi hành án dân sự
1. Nội dung
Phản ánh kết quả thi hành án về việc và tiền phải thi hành trong các quyết định thi hành án (tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ, giấy tờ, chứng chỉ có giá và giá trị tài sản được tính thành tiền Việt Nam đồng) của Chấp hành viên, Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hệ thống Thi hành án dân sự.
2. Đơn vị tính và phương pháp tính
a) Đơn vị tính: Số liệu trong biểu mẫu được tính bằng “Việc” và “1.000 VNĐ”. Việc tính giá trị đối với ngoại tệ, giấy tờ, chứng chỉ có giá, kim loại quý và các loại tiền, tài sản khác được thực hiện theo quy định của pháp luật.
b) Phương pháp tính: Số liệu thống kê được tính như sau:
Kết thúc năm báo cáo, toàn bộ số việc, số tiền đang tổ chức thi hành gồm: Đang thi hành (Cột số 8); Hoãn theo điểm c, khoản 1, Điều 48 (Cột số 9); Trường hợp khác (Cột số 10); Chưa có điều kiện, trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng (Cột số 11); Hoãn, trừ điểm c, khoản 1, Điều 48 (Cột số 12); Tạm đình chỉ (Cột số 13)) được chuyển sang năm báo cáo mới, xác định là số đầu kỳ theo mỗi loại việc, tiền thi hành án tương ứng, được tính như sau:
Kỳ báo cáo 3 tháng số liệu bao gồm: Số đầu kỳ + số phát sinh của tháng 10 + tháng 11 + tháng 12;
Kỳ báo cáo 6 tháng số liệu bao gồm: Số đầu kỳ + số phát sinh của tháng 10 + tháng 11 + tháng 12 + tháng 01 + tháng 02 + tháng 3;
Kỳ báo cáo 10 tháng số liệu bao gồm: Số đầu kỳ + số phát sinh của tháng 10 + tháng 11 + tháng 12 + tháng 01 + tháng 02 + tháng 3 + tháng 4 + tháng 5 + tháng 6 + tháng 7;
Kỳ báo cáo 12 (báo cáo năm) tháng số liệu bao gồm: Số đầu kỳ + số phát sinh của tháng 10 + tháng 11 + tháng 12 + tháng 01 + tháng 02 + tháng 3 + tháng 4 + tháng 5 + tháng 6 + tháng 7 + tháng 8 + tháng 9.
3. Nguồn số liệu
Số liệu trong biểu mẫu này được thu thập từ hồ sơ thi hành án, sổ sách hành chính, chuyên môn, nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu và nguồn chính thức khác.
4. Giải thích từ ngữ, ghi chép và cách tính trong Biểu mẫu
Việc ghi chép phải được thực hiện đầy đủ đối với các chỉ tiêu trong biểu mẫu. Đối với các chỉ tiêu không phát sinh ghi số không “0”, không sử dụng các ký tự để đánh dấu.
Đối với số chưa có điều kiện thi hành án (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng) được xác định như sau:
Về việc: Việc chưa có điều kiện thi hành án (trừ số việc chưa có điều kiện đã chuyển sổ theo dõi riêng) là việc cơ quan Thi hành án dân sự đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại Điều 44a Luật Thi hành án dân sự (trừ số đã chuyển sổ theo dõi riêng); Việc thi hành án mà người phải thi hành án có tài sản, nhưng tài sản đã được đảm bảo cho việc thi hành một nghĩa vụ khác mà đã xác định được số tiền còn lại không đủ để thi hành án hoặc tài sản đang bị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế hình sự, biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo xét xử và thi hành cho nghĩa vụ khác; Việc thi hành các khoản thu cho Nhà nước trong trường hợp thi hành bản án, quyết định của Tòa án có xử lý tài sản bảo đảm thi hành khoản nợ xấu trong thời gian thực hiện thí điểm theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội, nếu giá trị tài sản không đủ hoặc chỉ vừa đủ thi hành khoản thu cho tổ chức tín dụng mà người phải thi hành án không có tài sản nào khác và tổ chức tín dụng cũng không đồng ý trích một phần để thi hành khoản thu cho ngân sách nhà nước.
Về tiền: Tiền chưa có điều kiện thi hành án (trừ số tiền đã chuyển sổ theo dõi riêng) là số tiền được xác định theo quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại Điều 44a Luật Thi hành án dân sự; Số tiền còn phải thi hành sau khi Chấp hành viên xử lý tài sản của người phải thi hành án hoặc sau khi người được thi hành án nhận tài sản để trừ vào tiền thi hành án; Số tiền của việc thi hành các khoản thu cho Nhà nước trong trường hợp thi hành bản án, quyết định của Tòa án có xử lý tài sản bảo đảm thi hành khoản nợ xấu trong thời gian thực hiện thí điểm theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội, nếu giá trị tài sản không đủ hoặc chỉ vừa đủ thi hành khoản thu cho tổ chức tín dụng mà người phải thi hành án không có tài sản nào khác và tổ chức tín dụng cũng không đồng ý trích một phần tiền để thi hành khoản thu cho ngân sách nhà nước; Số tiền còn phải thi hành sau khi đối trừ giá trị tài sản tại thời điểm báo cáo mà đã giảm giá lần thứ hai không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành.
Thu cho Nhà nước: Là các khoản thu cho Nhà nước; khoản thu cho doanh nghiệp mà theo quy định của pháp luật là doanh nghiệp của Nhà nước.
Thu cho tổ chức tín dụng: Là khoản thu cho ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tín dụng.
Thu cho tổ chức, cá nhân khác: Là khoản thu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải của Nhà nước.
4.1. Bảng 1
Dòng 1, Dòng 7 là các phân tổ thống kê về việc, về tiền, được để trống, không ghi chép số liệu vào 2 dòng này. Các dòng khác được ghi chép như sau:
Dòng 2 (Kết quả thi hành chung về việc): thống kê toàn bộ số việc cơ quan Thi hành án dân sự phải thi hành trong kỳ báo cáo (Cột 2 = Cột 3 + Cột 11 + Cột 12 + Cột 13, trong đó: Cột 3 = Cột 4 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10; Cột 4 = Cột 5 + Cột 6).
Dòng 3 (Kết quả thi hành đối với án tín dụng): thống kê số việc thi hành cho người được thi hành án là tổ chức tín dụng, không bao gồm số việc thi hành án cho tổ chức tín dụng trong các bản án, quyết định hình sự về các tội tham nhũng, chức vụ và xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Cột 2 = Cột 3 + Cột 11 + Cột 12 + Cột 13, trong đó: Cột 3 = Cột 4 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10; Cột 4 = Cột 5 + Cột 6).
Dòng 4 (Kết quả thi hành đối với tội phạm về ma túy): thống kê số việc thi hành phần dân sự trong các bản án hình sự đối với các tội phạm về ma túy (Cột 2 = Cột 3 + Cột 11 + Cột 12 + Cột 13, trong đó: Cột 3 = Cột 4 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10; Cột 4 = Cột 5 + Cột 6).
Dòng 5 (Kết quả thi hành về việc đối với án tham nhũng, chức vụ): thống kê kết quả thi hành số việc liên quan đến các vụ án hình sự về tham nhũng, chức vụ (Các tội phạm về tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ được quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự hiện hành) bao gồm cả số việc thu cho tổ chức tín dụng (Cột 2 = Cột 3 + Cột 11 + Cột 12 + Cột 13, trong đó: Cột 3 = Cột 4 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10; Cột 4 = Cột 5 + Cột 6).
Dòng 6 (Kết quả thi hành về việc đối với án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế): thống kê kết quả thi hành về việc trong các vụ án hình sự về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Các tội về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định tại Chương XVIII của Bộ luật hình sự hiện hành) bao gồm cả số việc thu cho tổ chức tín dụng (Cột 2 = Cột 3 + Cột 11 + Cột 12 + Cột 13, trong đó: Cột 3 = Cột 4 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10; Cột 4 = Cột 5 + Cột 6)
Từ Dòng 02 đến Dòng 06, Cột số 7 không thống kê số việc giảm nghĩa vụ thi hành án.
Dòng 8 (Kết quả thi hành chung về tiền): thống kê số tiền cơ quan Thi hành án dân sự thi hành của các quyết định thi hành án trong kỳ báo cáo (Cột 2 = Cột 3 + Cột 11 + Cột 12 + Cột 13, trong đó: Cột 3 = Cột 4 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10; Cột 4 = Cột 5 + Cột 6 + Cột 7).
Dòng 9 (Kết quả thi hành đối với án tín dụng): thống kê số tiền phải thi hành cho người được thi hành án là tổ chức tín dụng (không bao gồm số tiền thi hành án cho tổ chức tín dụng trong các bản án, quyết định hình sự về các tội tham nhũng, chức vụ và xâm phạm trật tự quản lý kinh tế) (Cột 2 = Cột 3 + Cột 11 + Cột 12 + Cột 13, trong đó: Cột 3 = Cột 4 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10; Cột 4 = Cột 5 + Cột 6 + Cột 7).
Dòng 10 (Kết quả thi hành đối với tội phạm về ma túy): thống kê số tiền thi hành phần dân sự trong các bản án hình sự đối với các tội phạm về ma túy (Cột 2 = Cột 3 + Cột 11 + Cột 12 + Cột 13, trong đó: Cột 3 = Cột 4 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10; Cột 4 = Cột 5 + Cột 6 + Cột 7).
Dòng 11 (Kết quả thi hành về việc đối với án tham nhũng, chức vụ): thống kê kết quả thi hành số việc liên quan đến các vụ án hình sự về tham nhũng, chức vụ (Các tội phạm về tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ được quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự hiện hành) bao gồm cả số việc thu cho tổ chức tín dụng (Cột 2 = Cột 3 + Cột 11 + Cột 12 + Cột 13, trong đó: Cột 3 = Cột 4 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10; Cột 4 = Cột 5 + Cột 6 + Cột 7).
Dòng 12 (Kết quả thi hành về việc đối với án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế): thống kê kết quả thi hành về việc trong các vụ án hình sự về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Các tội về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định tại Chương XVIII của Bộ luật hình sự hiện hành) bao gồm cả số việc thu cho tổ chức tín dụng (Cột 2 = Cột 3 + Cột 11 + Cột 12 + Cột 13, trong đó: Cột 3 = Cột 4 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10; Cột 4 = Cột 5 + Cột 6 + Cột 7).
4.2. Bảng 2
Dòng 01, Dòng 04 là các phân tổ thống kê về việc, về tiền, được để trống, không ghi chép số liệu vào 2 dòng này. Các dòng khác được ghi chép như sau:
Dòng 2 (Kết quả thi hành về việc đối với án tham nhũng, chức vụ): thống kê kết quả thi hành số việc liên quan đến các vụ án hình sự về tham nhũng, chức vụ (Các tội phạm về tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ được quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự hiện hành) bao gồm cả số việc thu cho tổ chức tín dụng (Cột 2 = Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 = Cột 6 + Cột 10, trong đó: Cột 6 = Cột 7 + Cột 8 + Cột 9; Cột 10 = Cột 11 + Cột 12 + Cột 13).
Dòng 3 (Kết quả thi hành về việc đối với án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế): thống kê kết quả thi hành về việc trong các vụ án hình sự về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Các tội về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định tại Chương XVIII của Bộ luật hình sự hiện hành) bao gồm cả số việc thu cho tổ chức tín dụng (Cột 2 = Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 = Cột 6 + Cột 10, trong đó: Cột 6 = Cột 7 + Cột 8 + Cột 9; Cột 10 = Cột 11 + Cột 12 + Cột 13).
Dòng 5 (Kết quả thi hành về tiền đối với án tham nhũng, chức vụ): thống kê kết quả thi hành số tiền liên quan đến các vụ án hình sự về tham nhũng, chức vụ (Các tội phạm về tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ được quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự hiện hành) bao gồm cả số tiền thu cho tổ chức tín dụng (Cột 2 = Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 = Cột 6 + Cột 10, trong đó: Cột 6 = Cột 7 + Cột 8 + Cột 9; Cột 10 = Cột 11 + Cột 12 + Cột 13).
Dòng số 6 (Kết quả thi hành về tiền đối với án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế): thống kê kết quả thi hành về tiền trong các vụ án hình sự về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Các tội về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định tại Chương XVIII của Bộ luật hình sự hiện hành) bao gồm cả số tiền thu cho tổ chức tín dụng (Cột 2 = Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 = Cột 6 + Cột 10, trong đó: Cột 6 = Cột 7 + Cột 8 + Cột 9; Cột 10 = Cột 11 + Cột 12 + Cột 13)./.
Ban hành theo TTLT số: /2021/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày …… tháng …… năm 2021 Ngày nhận báo cáo: |
Từ …/…/…… đến …/…/…… |
Đơn vị báo cáo: Đơn vị nhận báo cáo: |
|
Số TT |
Tên chỉ tiêu |
Tổng số bản án, quyết định (ĐVT: bản án, quyết định) |
Chia ra: |
Tổng số việc liên quan đến bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh, cấp huyện và địa phương khác (ĐVT: việc) |
Tổng số tiền liên quan đến bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh, cấp huyện và địa phương khác (ĐVT: 1.000 đồng) |
Tổng số việc liên quan đến bản án, quyết định của TAND cấp cao (ĐVT: việc) |
Tổng số tiền liên quan đến bản án, quyết định của TAND cấp cao (ĐVT: 1.000 đồng) |
|
Bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh, cấp huyện và địa phương khác (ĐVT: bản án, quyết định) |
Bản án, quyết định của TAND cấp cao (ĐVT: bản án, quyết định) |
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
||
1 |
CHV đề nghị Tòa án xác định quyền sở hữu theo khoản 1 Điều 74 Luật THADS |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Năm trước chuyển sang |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Mới đề nghị |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Tòa án đã thụ lý |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Tòa án có văn bản trả lời không thụ lý |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Tòa án chưa thụ lý |
|
|
|
|
|
|
|
7 |
CHV đề nghị Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo khoản 2 Điều 75 Luật THADS |
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Năm trước chuyển sang |
|
|
|
|
|
|
|
9 |
Mới đề nghị |
|
|
|
|
|
|
|
10 |
Tòa án đã thụ lý |
|
|
|
|
|
|
|
11 |
Tòa án có văn bản trả lời không thụ lý |
|
|
|
|
|
|
|
12 |
Tòa án chưa thụ lý |
|
|
|
|
|
|
|
13 |
Cơ quan THADS đề nghị giải thích, sửa chữa bản án, quyết định |
|
|
|
|
|
|
|
14 |
Năm trước chuyển sang |
|
|
|
|
|
|
|
15 |
Mới đề nghị |
|
|
|
|
|
|
|
16 |
Tòa án đã có văn bản giải thích, sửa chữa |
|
|
|
|
|
|
|
17 |
Tòa án chưa có văn bản giải thích, sửa chữa, còn trong thời hạn |
|
|
|
|
|
|
|
18 |
Tòa án chưa có văn bản giải thích, sửa chữa, đã hết thời hạn |
|
|
|
|
|
|
|
19 |
Cơ quan THADS kiến nghị xem xét bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm |
|
|
|
|
|
|
|
20 |
Năm trước chuyển sang |
|
|
|
|
|
|
|
21 |
Mới kiến nghị |
|
|
|
|
|
|
|
22 |
Tòa án đã có văn bản kháng nghị |
|
|
|
|
|
|
|
23 |
Tòa án có văn bản trả lời không kháng nghị |
|
|
|
|
|
|
|
24 |
Tòa án chưa có văn bản trả lời kiến nghị, còn trong thời hạn |
|
|
|
|
|
|
|
25 |
Tòa án chưa có văn bản trả lời kiến nghị, đã hết thời hạn |
|
|
|
|
|
|
|
26 |
Tổng số bản án, quyết định Tòa án chuyển giao cho cơ quan THADS cùng cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…………, ngày.... tháng .... năm …… |
GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN GHI CHÉP BIỂU MẪU SỐ 02/TKLN-THADS
Thống kê yêu cầu Tòa án xác định, phân chia tài sản, tuyên bố giao dịch vô hiệu; giải thích, sửa chữa hoặc xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và kết quả giải quyết của Tòa án
1. Nội dung
Phản ánh các yêu cầu Tòa án xác định, phân chia tài sản, tuyên bố giao dịch vô hiệu; giải thích, sửa chữa hoặc xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và kết quả giải quyết của Tòa án trong kỳ báo cáo.
2. Đơn vị tính và phương pháp tính
a) Đơn vị tính: Số liệu trong Biểu mẫu được tính bằng “Bản án, quyết định”, “Việc” và “1.000 VNĐ”.
b) Phương pháp tính: Số liệu thống kê được tính như sau:
Kết thúc năm báo cáo, toàn bộ số việc, số tiền chưa được Tòa án giải quyết xong tại: Dòng số 6, Dòng số 12, Dòng số 17, Dòng số 18, Dòng số 24, Dòng số 25, được chuyển sang năm báo cáo mới, xác định là Số đầu kỳ theo mỗi loại việc, tiền thi hành án tương ứng, cách tính như sau:
Kỳ báo cáo 3 tháng số liệu bao gồm: Số đầu kỳ + số phát sinh của tháng 10 + tháng 11 + tháng 12;
Kỳ báo cáo 6 tháng số liệu bao gồm: Số đầu kỳ + số phát sinh của tháng 10 + tháng 11 + tháng 12 + tháng 01 + tháng 02 + tháng 3;
Kỳ báo cáo 10 tháng số liệu bao gồm: Số đầu kỳ + số phát sinh của tháng 10 + tháng 11 + tháng 12 + tháng 01 + tháng 02 + tháng 3 + tháng 4 + tháng 5 + tháng 6 + tháng 7;
Kỳ báo cáo 12 (báo cáo năm) tháng số liệu bao gồm: Số đầu kỳ + số phát sinh của tháng 10 + tháng 11 + tháng 12 + tháng 01 + tháng 02 + tháng 3 + tháng 4 + tháng 5 + tháng 6 + tháng 7 + tháng 8 + tháng 9.
Riêng Dòng số 2, Dòng số 8, Dòng số 14, Dòng số 20 là số đầu kỳ được giữ nguyên đến hết năm báo cáo.
3. Nguồn số liệu
Số liệu được thu thập từ hồ sơ thi hành án, sổ sách hành chính, chuyên môn, nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu và nguồn chính thức khác.
4. Giải thích từ ngữ, ghi chép và cách tính
Việc ghi chép phải được thực hiện đầy đủ đối với các chỉ tiêu trong biểu mẫu. Đối với các chỉ tiêu không phát sinh ghi số không “0”. Tuyệt đối không sử dụng các ký tự để đánh dấu.
a. Theo cột
- Cột 1 (Tổng số bản án, quyết định): thống kê tổng số bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực mà cơ quan Thi hành án dân sự đã yêu cầu Tòa án giải thích, sửa chữa hoặc kiến nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Cột 1 = Cột 2 + Cột 3. Không thống kê đối với các Dòng 1 đến Dòng 12 tại Cột 1.
- Cột 2 (Bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh, cấp huyện và địa phương khác); thống kê bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và bản án, quyết định của Tòa án ở địa phương khác mà cơ quan Thi hành án dân sự đã yêu cầu giải thích, sửa chữa hoặc kiến nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Không thống kê các Dòng 1 đến Dòng 12, Dòng 26.
- Cột 3 (Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao): thống kê bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao mà cơ quan Thi hành án dân sự đã yêu cầu giải thích, sửa chữa hoặc kiến nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Không thống kê các Dòng 1 đến Dòng 12, Dòng 26.
- Cột 4 (Tổng số việc liên quan đến bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và địa phương khác): thống kê số việc liên quan đến bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện và của Tòa án ở địa phương khác mà Chấp hành viên, Cơ quan Thi hành án dân sự đã đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền xác định, phân chia tài sản, tuyên bố giao dịch vô hiệu; giải thích, sửa chữa hoặc xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Không thống kê Dòng 26.
- Cột 5 (Tổng số tiền liên quan đến bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và địa phương khác); thống kê số tiền liên quan đến bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện và của Tòa án địa phương khác mà Chấp hành viên, Cơ quan Thi hành án dân sự đã đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền xác định, phân chia tài sản, tuyên bố giao dịch vô hiệu; giải thích, sửa chữa hoặc xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Không thống kê Dòng 26.
- Cột 6 (Tổng số việc liên quan đến bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao): thống kê số việc liên quan đến bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao mà Chấp hành viên, Cơ quan Thi hành án dân sự đã đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền xác định, phân chia tài sản, tuyên bố giao dịch vô hiệu; giải thích, sửa chữa hoặc xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Không thống kê Dòng 26.
- Cột 7 (Tổng số tiền liên quan đến bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao); thống kê số tiền liên quan đến bản án của Tòa án nhân dân cấp cao thẩm quyền xác định, phân chia tài sản, tuyên bố giao dịch vô hiệu; giải thích, sửa chữa hoặc xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Không thống kê Dòng 26.
b. Theo dòng
- Dòng 1 (Chấp hành viên đề nghị Tòa án theo khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự): thống kê số việc, số tiền Chấp hành viên đã có văn bản đề nghị Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung, trong đó: Dòng 1 = Dòng 2 + Dòng 3 = Dòng 4 + Dòng 5 + Dòng 6.
- Dòng 2 (Năm trước chuyển sang): thống kê số việc, số tiền Chấp hành viên đã có văn bản đề nghị Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung, nhưng Tòa án chưa thụ lý của năm trước năm báo cáo liền kề chuyển sang và được xác định là số đầu kỳ của năm báo cáo, số này giữ nguyên trong cả năm báo cáo.
- Dòng 3 (Mới đề nghị): thống kê số việc, số tiền Chấp hành viên có văn bản đề nghị Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung, mới phát sinh trong kỳ báo cáo.
- Dòng 4 (Tòa án đã thụ lý): thống kê số việc, số tiền Tòa án đã thụ lý theo đề nghị của Chấp hành viên về việc xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung trong kỳ báo cáo.
- Dòng 5 (Tòa án có văn bản trả lời không thụ lý): thống kê số việc, số tiền Tòa án đã có văn bản trả lời không thụ lý đề nghị của Chấp hành viên về việc xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung trong kỳ báo cáo.
- Dòng 6 (Tòa án chưa thụ lý): thống kê số việc, số tiền Tòa án chưa thụ lý đề nghị của Chấp hành viên về việc xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung trong kỳ báo cáo.
- Dòng 7 (Chấp hành viên đề nghị Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự): thống kê số việc, số tiền Chấp hành viên có văn bản đề nghị Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu liên quan đến chuyển dịch tài sản của người phải thi hành án để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án, trong đó: Dòng 7 = Dòng 8 + Dòng 9 = Dòng 10 + Dòng 11 + Dòng 12.
- Dòng 8 (Năm trước chuyển sang): thống kê số việc, số tiền Chấp hành viên đề nghị Tòa án tuyên bố giao vô hiệu dịch liên quan đến chuyển dịch tài sản của người phải thi hành án để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án, nhưng Tòa án chưa thụ lý của năm trước năm báo cáo liền kề chuyển sang và được xác định là số đầu kỳ của năm báo cáo, số này giữ nguyên trong cả năm báo cáo.
- Dòng 9 (Mới đề nghị): thống kê số việc, số tiền Chấp hành viên đề nghị Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu liên quan đến chuyển dịch tài sản của người phải thi hành án để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án trong kỳ báo cáo.
- Dòng 10 (Tòa án đã thụ lý): thống kê số việc, số tiền Tòa án đã thụ lý đề nghị của Chấp hành viên về việc tuyên bố giao dịch vô hiệu liên quan đến chuyển dịch tài sản của người phải thi hành án để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án trong kỳ báo cáo.
- Dòng 11 (Tòa án có văn bản trả lời không thụ lý): thống kê số việc, số tiền Tòa án đã có văn bản trả lời không thụ lý đề nghị của Chấp hành viên về việc tuyên bố giao dịch vô hiệu liên quan đến chuyển dịch tài sản của người phải thi hành án để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án trong kỳ báo cáo.
- Dòng 12 (Tòa án chưa thụ lý): thống kê số việc, số tiền Tòa án chưa thụ lý đề nghị của Chấp hành viên về việc tuyên bố giao dịch vô hiệu liên quan đến chuyển dịch tài sản của người phải thi hành án để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án trong kỳ báo cáo.
- Dòng 13 (Cơ quan Thi hành án dân sự đề nghị giải thích, sửa chữa bản án, quyết định): thống kê số bản án, quyết định, số việc, số tiền cơ quan Thi hành án dân sự đã có văn bản đề nghị Tòa án cùng cấp giải thích, sửa chữa bản án, quyết định, trong đó: Dòng 13 = Dòng 14 + Dòng 15 = Dòng 16 + Dòng 17 + Dòng 18.
- Dòng 14 (Năm trước chuyển sang): thống kê số bản án, quyết định, số việc, số tiền cơ quan Thi hành án dân sự đề nghị Tòa án giải thích, sửa chữa bản án, quyết định nhưng Tòa án chưa có văn bản giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của năm trước năm báo cáo liền kề chuyển sang và được xác định là số đầu kỳ của năm báo cáo, số này giữ nguyên trong cả năm báo cáo.
- Dòng 15 (Mới đề nghị): thống kê số bản án, quyết định, số việc, số tiền cơ quan Thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Tòa án giải thích, sửa chữa bản án, quyết định mới trong kỳ báo cáo.
- Dòng 16 (Tòa án đã có văn bản giải thích, sửa chữa): thống kê số bản án, quyết định, số việc, số tiền Tòa án đã có văn bản giải thích, sửa chữa bản án, quyết định theo đề nghị của cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ báo cáo.
- Dòng 17 (Tòa án chưa có văn bản giải thích, sửa chữa, còn trong thời hạn): thống kê số bản án, quyết định, số việc, số tiền Tòa án chưa giải thích, sửa chữa bản án, quyết định theo đề nghị của cơ quan Thi hành án dân sự, nhưng vẫn còn trong thời hạn trả lời theo quy định của pháp luật.
- Dòng 17 (Tòa án chưa có văn bản giải thích, sửa chữa, đã hết thời hạn): thống kê số bản án, quyết định, số việc, số tiền Tòa án chưa giải thích, sửa chữa bản án, quyết định theo đề nghị của cơ quan Thi hành án dân sự, mà đã hết thời hạn trả lời theo quy định của pháp luật.
- Dòng 19 (Cơ quan Thi hành án dân sự kiến nghị xem xét bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm): thống kê số bản án, quyết định, số việc, số tiền cơ quan Thi hành án dân sự đã có văn bản kiến nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật, trong đó: Dòng 19 = Dòng 20 + Dòng 21 = Dòng 22 + Dòng 23 + Dòng 24 + Dòng 25.
- Dòng 20 (Năm trước chuyển sang): thống kê số bản án, quyết định, số việc, số tiền Cơ quan Thi hành án dân sự đã có văn bản kiến nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật, nhưng Tòa án chưa có văn bản trả lời của năm trước năm báo cáo liền kề chuyển sang và được xác định là số đầu kỳ của năm báo cáo, số này giữ nguyên trong cả năm báo cáo.
- Dòng số 21 (Mới kiến nghị): thống kê số bản án, quyết định, số việc, số tiền cơ quan Thi hành án dân sự có văn bản kiến nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật mới phát sinh trong kỳ báo cáo.
- Dòng số 22 (Tòa án đã có văn bản kháng nghị): thống kê số bản án, quyết định, số việc, số tiền Tòa án chấp nhận kiến nghị của cơ quan Thi hành án dân sự, đã có văn bản kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm trong kỳ báo cáo.
- Dòng số 23 (Tòa án có văn bản trả lời không kháng nghị): thống kê số bản án, quyết định, số việc, số tiền Tòa án không chấp nhận kiến nghị của cơ quan Thi hành án dân sự, đã có văn bản trả lời không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm trong kỳ báo cáo.
- Dòng số 24 (Tòa án chưa có văn bản trả lời kiến nghị, còn trong thời hạn): thống kê số bản án, quyết định, số việc, số tiền Tòa án chưa có văn bản trả lời kiến nghị của cơ quan Thi hành án dân sự, nhưng vẫn còn trong thời hạn trả lời theo quy định trong kỳ báo cáo.
- Dòng số 25 (Tòa án chưa có văn bản trả lời kiến nghị, đã hết thời hạn): thống kê số bản án, quyết định, số việc, số tiền Tòa án chưa có văn bản trả lời kiến nghị của cơ quan Thi hành án dân sự, đã hết thời hạn trả lời theo quy định trong kỳ báo cáo.
- Dòng 26 (Tổng số bản án, quyết định Tòa án chuyển giao cho cơ quan THADS cùng cấp): thống kê số lượng bản án, quyết định Tòa án đã chuyển giao cho cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp trong kỳ báo cáo./.
Ban hành theo TTLT số: /2021/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày …… tháng …… năm 2021 Ngày nhận báo cáo: |
Từ …/…/…… đến …/…/…… |
Đơn vị báo cáo: Đơn vị nhận báo cáo: |
|
Đơn vị tính: Bản án, quyết định
Số TT |
Tên chỉ tiêu |
Số bản án, quyết định nhận từ Tòa án |
Số QĐ buộc THAHC nhận từ Tòa án và thực hiện theo dõi |
Chia ra: |
Kết quả theo dõi THAHC |
Chia ra: |
||
Năm trước chuyển sang |
Thụ lý mới |
Số QĐ buộc THAHC đã thi hành xong |
Số QĐ buộc THAHC chưa thi hành xong |
|||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
||
1 |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Cục THADS |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Các Chi cục THADS |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Chi cục… |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Chi cục B… |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Chi cục C… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…………, ngày.... tháng .... năm …… |
GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN GHI CHÉP BIỂU MẪU SỐ 03/TKLN-THADS
Thống kê việc chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, kết quả theo dõi thi hành án hành chính
1. Nội dung
Phản ánh kết quả chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính cho cơ quan Thi hành án dân sự theo quy định của Luật Tố tụng hành chính và kết quả theo dõi việc thi hành án hành chính của Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự, của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của Hệ thống Thi hành án dân sự.
2. Đơn vị tính và phương pháp tính
a) Đơn vị tính: Số liệu trong biểu mẫu được tính bằng “Bản án”, “quyết định”.
b) Phương pháp tính: Số liệu thống kê được tính như sau:
Cột số 1, Cột số 4, Cột số 5, Cột số 6, Cột 7 chỉ thống kê số phát sinh trong kỳ báo cáo. Cột số 3 là số quyết định buộc thi hành án hành chính chưa thi hành xong tại Cột 7 của năm trước chuyển sang làm số đầu kỳ tại Cột số 3 và giữ nguyên cho đến hết năm báo cáo, cách tính thể:
Kỳ báo cáo 3 tháng số liệu bao gồm: Số phát sinh của tháng 10 + tháng 11 + tháng 12;
Kỳ báo cáo 6 tháng số liệu bao gồm: Số phát sinh của tháng 10 + tháng 11 + tháng 12 + tháng 01 + tháng 02 + tháng 3;
Kỳ báo cáo 10 tháng số liệu bao gồm: Số phát sinh của tháng 10 + tháng 11 + tháng 12 + tháng 01 + tháng 02 + tháng 3 + tháng 4 + tháng 5 + tháng 6 + tháng 7;
Kỳ báo cáo 12 (báo cáo năm) tháng số liệu bao gồm: Số phát sinh của tháng 10 + tháng 11 + tháng 12 + tháng 01 + tháng 02 + tháng 3 + tháng 4 + tháng 5 + tháng 6 + tháng 7 + tháng 8 + tháng 9.
3. Nguồn số liệu
Số liệu được thu thập từ hồ sơ thi hành án, sổ sách hành chính, chuyên môn, nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu và nguồn chính thức khác.
4. Giải thích từ ngữ, ghi chép và cách tính
- Cột 1 (Số bản án, quyết định nhận từ Tòa án): thống kê bản án, quyết định về hành chính cơ quan Thi hành án dân sự nhận từ Tòa án trong kỳ báo cáo.
- Cột 2 (Số Quyết định buộc thi hành án hành chính nhận từ Tòa án và thực hiện theo dõi): thống kê quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính do Tòa án đã ban hành, cơ quan Thi hành án dân sự phải theo dõi trong kỳ báo cáo theo quy định tại Điều 312 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, bao gồm năm trước chuyển sang, thụ lý mới trong kỳ báo cáo (Cột 2 = Cột 3 + Cột 4 = Cột 5 = Cột 6 + Cột 7).
- Cột 3 (Năm trước chuyển sang): thống kê quyết định buộc thi hành án hành chính cơ quan Thi hành án dân sự đang theo dõi, chưa tổ chức thi hành xong của năm trước năm báo cáo liền kề chuyển sang và được xác định là số đầu kỳ của năm báo cáo, số này sẽ giữ nguyên trong cả năm báo cáo.
- Cột 4 (Thụ lý mới): thống kê quyết định buộc thi hành án hành chính mà cơ quan Thi hành án dân sự tiếp nhận; vào sổ theo dõi và phân công Chấp hành viên theo dõi trong kỳ báo cáo.
- Cột 5 (Kết quả theo dõi thi hành án hành chính): thống kê quyết định buộc thi hành án hành chính đã được thi hành xong và chưa được thi hành xong trong kỳ báo cáo (Cột 5 = Cột 6 + Cột 7).
- Cột 6 (Số quyết định buộc thi hành án hành chính đã thi hành xong): thống kê quyết định buộc thi hành án hành chính đã được bên phải thi hành án thực hiện xong toàn bộ các quyền, nghĩa vụ theo quyết định buộc thi hành án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015; Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định thời hạn, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án và pháp luật liên quan khác.
- Cột 7 (Số quyết định buộc thi hành án hành chính chưa thi hành xong): thống kê quyết định buộc thi hành án hành chính đang trong quá trình tiến hành các thủ tục thi hành án tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo thống kê theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015; Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định thời hạn, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án và pháp luật liên quan khác. Số liệu tại cột này có thể tăng hoặc giảm./.
Ban hành theo TTLT số: /2021/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày …… tháng …… năm 2021 Ngày nhận báo cáo: |
KẾT QUẢ KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, HÀNH CHÍNH LIÊN NGÀNH (Từ …/…/…… đến …/…/……) |
Đơn vị báo cáo: Đơn vị nhận báo cáo: |
STT |
Tên chỉ tiêu |
Số liệu (số quyết định, việc, cuộc, văn bản) |
|
1 |
2 |
I |
KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ |
|
1 |
Số quyết định về thi hành án dân sự Viện kiểm sát đã kiểm sát, trong đó: |
|
2 |
Số quyết định về thi hành án dân sự vi phạm thời hạn gửi, hình thức, thể thức, kỹ thuật (thông báo, quyết định ...) |
|
3 |
Số quyết định về thi hành án dân sự có vi phạm về nội dung |
|
4 |
Số cuộc trực tiếp kiểm sát (đã hoàn thành) tại cơ quan Thi hành án dân sự, trong đó: |
|
5 |
- Số cuộc kiểm sát đã có kết luận |
|
6 |
Số việc Viện kiểm sát kiểm sát việc cưỡng chế, kiểm sát việc kê biên tài sản, kiểm sát việc định giá, bán đấu giá, tiêu hủy vật chứng, giao tài sản...., trong đó: |
|
7 |
- Án tham nhũng, chức vụ |
|
8 |
- Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
9 |
Số việc có điều kiện nhưng xếp vào chưa có điều kiện thi hành, trong đó: |
|
10 |
- Án tham nhũng, chức vụ |
|
11 |
- Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
12 |
Số việc chậm xác minh điều kiện thi hành án. Trong đó: |
|
13 |
- Án tham nhũng, chức vụ |
|
14 |
- Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
15 |
Số việc chậm ra quyết định thi hành án dân sự, trong đó: |
|
16 |
- Án tham nhũng, chức vụ |
|
17 |
- Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
18 |
Số việc Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án. trong đó: |
|
19 |
- Án tham nhũng, chức vụ |
|
20 |
- Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
21 |
Số việc Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định cưỡng chế, trong đó: |
|
22 |
- Án tham nhũng, chức vụ |
|
23 |
- Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
24 |
Số văn bản Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự tự kiểm tra, cung cấp tài liệu, trong đó: |
|
25 |
- Án tham nhũng, chức vụ |
|
26 |
- Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
27 |
Số việc Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, đình chỉ thi hành án, lập hồ sơ xét miễn, giảm thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, trong đó: |
|
28 |
- Án tham nhũng, chức vụ |
|
29 |
- Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
30 |
Số việc Viện kiểm sát yêu cầu khác .v.v... |
|
31 |
Số văn bản kiến nghị cơ quan Thi hành án dân sự, trong đó: |
|
32 |
- Án tham nhũng, chức vụ |
|
33 |
- Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
34 |
Số văn bản kiến nghị cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận, trong đó: |
|
35 |
- Án tham nhũng, chức vụ |
|
36 |
- Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
37 |
Số văn bản kiến nghị cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận một phần, trong đó: |
|
38 |
- Án tham nhũng, chức vụ |
|
39 |
- Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
40 |
Số văn bản kiến nghị cơ quan Thi hành án dân sự không chấp nhận và giải trình, trong đó: |
|
41 |
- Án tham nhũng, chức vụ |
|
42 |
- Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
43 |
Số văn bản kháng nghị cơ quan Thi hành án dân sự, trong đó: |
|
44 |
- Án tham nhũng, chức vụ |
|
45 |
- Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
46 |
Số văn bản kháng nghị cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận, trong đó: |
|
47 |
- Án tham nhũng, chức vụ |
|
48 |
- Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
49 |
Số văn bản kháng nghị cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận một phần, trong đó: |
|
50 |
- Án tham nhũng, chức vụ |
|
51 |
- Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
52 |
Số văn bản kháng nghị cơ quan Thi hành án dân sự không chấp nhận và giải trình, trong đó: |
|
53 |
- Án tham nhũng, chức vụ |
|
54 |
- Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế |
|
55 |
Số văn bản kiến nghị với cơ quan Thi hành án dân sự đã phúc tra, trong đó: |
|
56 |
- Số văn bản kiến nghị cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận |
|
57 |
- Số kiến nghị cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận một phần |
|
58 |
- Số văn bản không được cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận và giải trình |
|
59 |
Số văn bản kháng nghị với cơ quan Thi hành án dân sự đã phúc tra, trong đó: |
|
60 |
- Được cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận |
|
61 |
- Được cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận một phần |
|
62 |
- Không được cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận và giải trình |
|
II |
KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH |
|
1 |
Số văn bản Viện kiểm sát yêu cầu về thi hành án hành chính. Trong đó: |
|
2 |
- Yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự ra Quyết định phân công, theo dõi thi hành án hành chính |
|
3 |
- Yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự ra Thông báo tự nguyện thi hành án hành chính |
|
4 |
Số văn bản Viện kiểm sát kiến nghị về thi hành án hành chính, trong đó: |
|
5 |
- Đối với cơ quan Tòa án |
|
6 |
- Đối với cơ quan Thi hành án dân sự |
|
7 |
- Đối với Ủy ban nhân dân |
|
8 |
- Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về thi hành án hành chính |
|
NGƯỜI LẬP BIỂU |
CHÁNH ÁN |
VIỆN TRƯỞNG |
THỦ TRƯỞNG CƠ
QUAN THADS |
GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN GHI CHÉP BIỂU MẪU SỐ 04/TKLN-THADS
Thống kê kết quả kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính
1. Nội dung
Phản ánh kết quả kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính của Viện Kiểm sát nhân dân trong kỳ báo cáo.
2. Đơn vị tính, phương pháp tính
Đơn vị tính trong biểu mẫu được tính bằng “Quyết định”, “Việc”, “Cuộc”, “Văn bản”.
3. Nguồn số liệu
Số liệu thống kê thi hành án dân sự, thi hành án hành chính liên ngành được thu thập từ Hồ sơ, sổ nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu và nguồn chính thức khác của Viện Kiểm sát nhân dân lập hoặc tiếp nhận từ cơ quan Thi hành án dân sự và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
4. Giải thích từ ngữ, ghi chép và cách tính
Việc ghi chép phải được thực hiện đầy đủ đối với các chỉ tiêu trong biểu mẫu. Đối với các chỉ tiêu không phát sinh ghi số không “0”, không sử dụng các ký tự để đánh dấu. Cụ thể như sau:
I. Kiểm sát thi hành án dân sự
- Dòng 1 (Số quyết định về thi hành án Viện Kiểm sát đã kiểm sát), trong đó: thống kê tất cả các quyết định của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên cùng cấp đã gửi cho Viện Kiểm sát trong kỳ thống kê (tính theo sổ thụ lý bao gồm các quyết định về thi hành án: Quyết định thi hành án, quyết định hoãn thi hành án, quyết định tạm đình chỉ thi hành án, quyết định đình chỉ thi hành án, quyết định cưỡng chế, v.v... trong kỳ thống kê (Theo Điều 38 Luật Thi hành án dân sự). Dòng 1 = dòng 2 + dòng 3.
- Dòng 2 (Số quyết định về thi hành án vi phạm về thời hạn gửi, hình thức, thể thức, kỹ thuật (thông báo, quyết định ...): thống kê số quyết định của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên cùng cấp đã gửi cho Viện Kiểm sát trong kỳ thống kê nhưng gửi không đúng thời hạn quyết định không đúng mẫu, hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày (Theo quy định tại Điều 38 Luật Thi hành án dân sự) trong kỳ thống kê.
- Dòng 3 (Số quyết định về thi hành án vi phạm về nội dung): thống kê số quyết định của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên cùng cấp đã gửi cho Viện Kiểm sát trong kỳ thống kê có vi phạm về nội dung.
- Dòng 4 (Số cuộc trực tiếp kiểm sát (đã hoàn thành) tại cơ quan THADS), trong đó: thống kê số cuộc Viện Kiểm sát trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án dân sự. Đối tượng trực tiếp kiểm sát bao gồm: cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan Thi hành án dân sự cấp dưới trong kỳ thống kê.
- Dòng 5 (Số cuộc kiểm sát đã có kết luận): Dòng này chỉ thống kê số cuộc trực tiếp kiểm sát đã hoàn thành (đã có kết luận) trong kỳ thống kê.
- Dòng 6 (Số việc Viện Kiểm sát kiểm sát việc cưỡng chế, kiểm sát việc kê biên tài sản, kiểm sát việc định giá, bán đấu giá, tiêu hủy vật chứng, giao tài sản...), trong đó: thống kê toàn bộ số việc mà Viện Kiểm sát đã trực tiếp kiểm sát việc kê biên tài sản, cưỡng chế, kiểm sát việc tiêu hủy vật chứng, việc định giá, bán đấu giá, giao tài sản... trong kỳ thống kê (Dòng 6 phải lớn hơn hoặc bằng Dòng 7 + Dòng 8).
- Dòng 7 (Án tham nhũng, chức vụ): thống kê số việc Viện Kiểm sát kiểm sát việc cưỡng chế, kê biên,... đối với án tham nhũng, chức vụ trong kỳ thống kê.
- Dòng 8 (Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế): thống kê số việc Viện Kiểm sát kiểm sát việc cưỡng chế, kê biên,... đối với án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong kỳ thống kê.
- Dòng 9 (Số việc có điều kiện nhưng xếp vào chưa có điều kiện thi hành), trong đó: thống kê số việc có điều kiện thi hành án nhưng cơ quan Thi hành án dân sự xếp vào chưa có điều kiện thi hành án trong kỳ thống kê (theo Điều 44a Luật Thi hành án dân sự) (Dòng 9 phải lớn hơn hoặc bằng Dòng 10 + Dòng 11).
- Dòng 10 (Án tham nhũng, chức vụ): thống kê số việc có điều kiện thi hành án đối với án tham nhũng, chức vụ nhưng cơ quan Thi hành án dân sự xếp vào chưa có điều kiện thi hành án trong kỳ thống kê (theo Điều 44a Luật Thi hành án dân sự).
- Dòng 11 (Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế): thống kê số việc có điều kiện thi hành án đối với án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nhưng cơ quan Thi hành án dân sự xếp vào chưa có điều kiện thi hành án trong kỳ thống kê (theo Điều 44a Luật Thi hành án dân sự).
- Dòng 12 (Số việc chậm xác minh điều kiện thi hành án), trong đó: thống kê số việc chậm xác minh điều kiện thi hành án (theo Điều 44 Luật Thi hành án dân sự) trong kỳ thống kê (Dòng 12 lớn hơn hoặc bằng Dòng 13 + Dòng 14).
- Dòng 13 (Án tham nhũng, chức vụ): thống kê số việc chậm xác minh điều kiện thi hành án đối với án tham nhũng, chức vụ trong kỳ thống kê (theo Điều 44 Luật Thi hành án dân sự).
- Dòng 14 (Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế): thống kê số việc chậm xác minh điều kiện thi hành án đối với án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong kỳ thống kê (theo Điều 44 Luật Thi hành án dân sự).
- Dòng 15 (Số việc chậm ra quyết định thi hành án), trong đó: thống kê số việc chậm ra quyết định thi hành án của cơ quan Thi hành án dân sự (theo Điều 36 Luật Thi hành án dân sự) trong kỳ thống kê (Dòng 15 lớn hơn hoặc bằng Dòng 16 + Dòng 17).
- Dòng 16 (Án tham nhũng, chức vụ): thống kê số việc chậm ra quyết định thi hành án của cơ quan Thi hành án dân sự đối với án tham nhũng, chức vụ trong kỳ thống kê (theo Điều 36 Luật Thi hành án dân sự).
- Dòng 17 (Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế): thống kê số việc chậm ra quyết định thi hành án của cơ quan Thi hành án dân sự đối với án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong kỳ thống kê (theo Điều 36 Luật Thi hành án dân sự).
- Dòng 18 (Số việc Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án), trong đó: thống kê số việc Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án trong kỳ thống kê (theo Điều 36 Luật Thi hành án dân sự) (Dòng 18 lớn hơn hoặc bằng Dòng 19 + Dòng 20).
- Dòng 19 (Án tham nhũng, chức vụ): thống kê số việc Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với án tham nhũng, chức vụ trong kỳ thống kê (theo Điều 36 Luật Thi hành án dân sự).
- Dòng 20 (Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế); thống kê số việc Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án đối với án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong kỳ thống kê (theo Điều 36 Luật Thi hành án dân sự).
- Dòng 21 (Số việc Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định cưỡng chế), trong đó: thống kê số việc Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định cưỡng chế trong kỳ thống kê (Dòng 21 lớn hơn hoặc bằng Dòng 22 + Dòng 23).
- Dòng 22 (Án tham nhũng, chức vụ): thống kê số việc Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định cưỡng chế đối với án tham nhũng, chức vụ trong kỳ thống kê.
- Dòng 23 (Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế): thống kê số việc Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định cưỡng chế đối với xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong kỳ thống kê.
- Dòng 24 (Số văn bản Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự tự kiểm tra, cung cấp tài liệu), trong đó: thống kê số văn bản Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự tự kiểm tra, cung cấp tài liệu cho Viện Kiểm sát trong kỳ thống kê (Dòng 24 lớn hơn hoặc bằng Dòng 25 + Dòng 26).
- Dòng 25 (Án tham nhũng, chức vụ): thống kê số văn bản Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự tự kiểm tra, cung cấp tài liệu cho Viện Kiểm sát về án tham nhũng, chức vụ trong kỳ thống kê.
- Dòng 26 (Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế): thống kê số văn bản Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự tự kiểm tra, cung cấp tài liệu cho Viện Kiểm sát về án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong kỳ thống kê.
- Dòng 27 (Số việc Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự hoãn thi hành án, tạm đình chỉ, đình chỉ, lập hồ sơ xét miễn, giảm thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án), trong đó: là số việc Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ, lập hồ sơ xét miễn, giảm thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án trong kỳ thống kê (theo Điều 48, 49, 50,... Luật Thi hành án dân sự) (Dòng 27 lớn hơn hoặc bằng Dòng 28 + Dòng 29).
- Dòng 28 (Án tham nhũng, chức vụ): là số việc Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ, lập hồ sơ xét miễn, giảm thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án đối với án tham nhũng, chức vụ trong kỳ thống kê (theo Điều 48, 49, 50,... Luật Thi hành án dân sự).
- Dòng 29 (Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế): là số việc Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ, lập hồ sơ xét miễn, giảm thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án đối với án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong kỳ thống kê (theo Điều 48, 49, 50,... Luật Thi hành án dân sự).
- Dòng 30 (số việc Viện Kiểm sát yêu cầu khác...): là số việc Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự có quyết định khác ngoài các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ, xét miễn giảm, xác minh trong kỳ thống kê.
- Dòng 31 (Số văn bản kiến nghị cơ quan Thi hành án dân sự), trong đó: thống kê số văn bản kiến nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê (có văn bản kiến nghị), (Dòng 31 = Dòng 34 + Dòng 37 + Dòng 40), (Dòng 31 lớn hơn hoặc bằng Dòng 32 + Dòng 33).
- Dòng 32 (Án tham nhũng, chức vụ): thống kê số văn bản kiến nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự về án tham nhũng, chức vụ trong kỳ thống kê (có văn bản kiến nghị), (Dòng 32 = Dòng 35 + Dòng 38 + Dòng 41).
- Dòng 33 (Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế): thống kê số văn bản kiến nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự về án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong kỳ thống kê (có văn bản kiến nghị), (Dòng 33 = Dòng 36 + Dòng 39 + Dòng 42).
- Dòng 34 (Số văn bản kiến nghị cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận), trong đó: thống kê số văn bản kiến nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê (có văn bản kiến nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận kiến nghị của Viện Kiểm sát (Dòng 34 lớn hơn hoặc bằng Dòng 35 + Dòng 36).
- Dòng 35 (Án tham nhũng, chức vụ): thống kê số văn bản kiến nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự về án tham nhũng, chức vụ trong kỳ thống kê (có văn bản kiến nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận.
- Dòng 36 (Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế): thống kê số văn bản kiến nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự về án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong kỳ thống kê (có văn bản kiến nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận.
- Dòng 37 (Số văn bản kiến nghị cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận một phần), trong đó: thống kê số văn bản kiến nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê (có văn bản kiến nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận một phần (Dòng 37 lớn hơn hoặc bằng Dòng 38 + Dòng 39).
- Dòng 38 (Án tham nhũng, chức vụ): thống kê số văn bản kiến nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự về án tham nhũng, chức vụ trong kỳ thống kê (có văn bản kiến nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận một phần.
- Dòng 39 (Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế): thống kê số văn bản kiến nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong kỳ thống kê (có văn bản kiến nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận một phần.
- Dòng 40 (Số văn bản kiến nghị cơ quan Thi hành án dân sự không chấp nhận và giải trình), trong đó: thống kê số văn bản kiến nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê (có văn bản kiến nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự không chấp nhận và có văn bản giải trình (Dòng 40 lớn hơn hoặc bằng Dòng 41 + Dòng 42).
- Dòng 41 (Án tham nhũng, chức vụ): thống kê số văn bản kiến nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự về án tham nhũng, chức vụ trong kỳ thống kê (có văn bản kiến nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự không chấp nhận và có văn bản giải trình.
- Dòng 42 (Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế): thống kê số văn bản kiến nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự về án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong kỳ thống kê (có văn bản kiến nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự không chấp nhận và có văn bản giải trình.
- Dòng 43 (Số văn bản kháng nghị cơ quan Thi hành án dân sự), trong đó: thống kê số văn bản kháng nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê, (Dòng 43 = Dòng 46 + Dòng 49 + Dòng 52), (Dòng 43 lớn hơn hoặc bằng Dòng 44 + Dòng 45).
- Dòng 44 (Án tham nhũng, chức vụ): thống kê số văn bản kháng nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự về án tham nhũng, chức vụ trong kỳ thống kê, (Dòng 44 = Dòng 47 + Dòng 50 + Dòng 53).
- Dòng 45 (Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế): thống kê số văn bản kháng nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự về án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong kỳ thống kê, (Dòng 45 = Dòng 48 + Dòng 51 + Dòng 54).
- Dòng 46 (Số văn bản kháng nghị cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận), trong đó: thống kê số văn bản kháng nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê (có văn bản kháng nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận (Dòng 46 lớn hơn hoặc bằng Dòng 47 + Dòng 48).
- Dòng 47 (Án tham nhũng, chức vụ): thống kê số văn bản kháng nghị của Viện Kiểm sát với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê (có văn bản kháng nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận.
- Dòng 48 (Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế): thống kê số văn bản kháng nghị của Viện Kiểm sát với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê (có văn bản kháng nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận.
- Dòng 49 (Số văn bản kháng nghị cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận một phần), trong đó: thống kê số văn bản kháng nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê (có văn bản kháng nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận một phần kháng nghị của Viện Kiểm sát (Dòng 49 lớn hơn hoặc bằng Dòng 50 + Dòng 51).
- Dòng 50 (Án tham nhũng, chức vụ): thống kê số văn bản kháng nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê (có văn bản kháng nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận một phần.
- Dòng 51 (Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế): thống kê số văn bản kháng nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê (có văn bản kháng nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận một phần.
- Dòng 52 (Số văn bản kháng nghị cơ quan Thi hành án dân sự không chấp nhận và giải trình), trong đó: thống kê số văn bản kháng nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê (có văn bản kháng nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự không chấp nhận và có văn bản giải trình (Dòng 52 lớn hơn hoặc bằng Dòng 53 + Dòng 54).
- Dòng 53 (Án tham nhũng, chức vụ): thống kê số văn bản kháng nghị của Viện Kiểm sát với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê (có văn bản kháng nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự không chấp nhận và có văn bản giải trình.
- Dòng 54 (Án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế): thống kê số văn bản kháng nghị của Viện Kiểm sát với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê (có văn bản kháng nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự không chấp nhận và có văn bản giải trình.
- Dòng 55 (Số văn bản kiến nghị với cơ quan Thi hành án dân sự đã phúc tra), trong đó: thống kê số văn bản kiến nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự mà Viện Kiểm sát đã kiểm tra lại việc thực hiện kiến nghị (Dòng 55 = Dòng 56 + Dòng 57 + Dòng 58).
- Dòng 56 (Số kiến nghị cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận): thống kê số văn bản kiến nghị đã phúc tra của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê (có văn bản kiến nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận.
- Dòng 57 (Số văn bản kiến nghị cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận một phần): thống kê số văn bản kiến nghị đã phúc tra của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê (có văn bản kiến nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận một phần.
- Dòng 58 (Số văn bản kiến nghị cơ quan Thi hành án dân sự không chấp nhận và giải trình): thống kê số văn bản kiến nghị đã phúc tra của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê (có văn bản kiến nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự không chấp nhận và có văn bản giải trình.
- Dòng 59 (Số Quyết định kháng nghị với cơ quan Thi hành án dân sự đã phúc tra), trong đó: thống kê số quyết định kháng nghị của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự mà Viện Kiểm sát đã kiểm tra lại việc thực hiện kháng nghị (Dòng 59 = Dòng 60 + Dòng 61 + Dòng 62).
- Dòng 60 (Được cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận): thống kê số văn bản kháng nghị đã phúc tra của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê (có văn bản kháng nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm sát.
- Dòng 61 (Được cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận một phần): thống kê số văn bản kháng nghị đã phúc tra của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê (có văn bản kháng nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự chấp nhận một phần.
- Dòng 62 (Không được cơ quan Thi hành án dân sự không chấp nhận và giải trình): thống kê số văn bản kháng nghị đã phúc tra của Viện Kiểm sát đối với cơ quan Thi hành án dân sự trong kỳ thống kê (có văn bản kháng nghị) mà cơ quan Thi hành án dân sự không chấp nhận và có văn bản giải trình.
II. Kiểm sát thi hành án hành chính
- Dòng 1 (Số văn bản Viện Kiểm sát yêu cầu về thi hành án hành chính), trong đó: thống kê số văn bản của Viện Kiểm sát yêu cầu Cơ quan Thi hành án dân sự, cơ quan, tổ chức có liên quan về thi hành án hành chính (Dòng 1 lớn hơn hoặc bằng Dòng 2 + Dòng 3).
- Dòng 2 (Yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định phân công, theo dõi thi hành án hành chính): thống kê số văn bản của Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định phân công, theo dõi thi hành án hành chính (Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 71/NĐ-CP).
- Dòng 3 (Yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự ra Thông báo tự nguyện thi hành án hành chính): thống kê số văn bản của Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra thông báo về việc tự nguyện thi hành án (theo điểm e và điểm g khoản 1 Điều 311 Luật tố tụng hành chính).
- Dòng 4 (Số văn bản Viện Kiểm sát kiến nghị về thi hành án hành chính), trong đó: thống kê số văn bản của Viện Kiểm sát kiến nghị các cơ quan Tòa án, Thi hành án dân sự, Ủy ban nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về thi hành án hành chính (theo Điều 28 Luật TCVKS và Điều 315 Luật Tố tụng hành chính), (Dòng 4 = Dòng 5 + Dòng 6 + Dòng 7 + Dòng 8).
- Dòng 5 (Đối với cơ quan Tòa án): thống kê số văn bản của Viện Kiểm sát kiến nghị đối với cơ quan Tòa án về thi hành án hành chính.
- Dòng 6 (Đối với cơ quan Thi hành án dân sự): thống kê số văn bản của Viện Kiểm sát kiến nghị đối với cơ quan Thi hành án dân sự về thi hành án hành chính.
- Dòng 7 (Đối với Ủy ban nhân dân): thống kê số văn bản của Viện Kiểm sát kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân về thi hành án hành chính.
- Dòng 8 (Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về thi hành án hành chính): thống kê số văn bản của Viện Kiểm sát kiến nghị đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về thi hành án hành chính./.