Loading


Thông tư liên tịch 169/2013/TTLT-BTC-BTTTT quy định chế độ thù lao cho người đọc và kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Số hiệu 169/2013/TTLT-BTC-BTTTT
Ngày ban hành 15/11/2013
Ngày có hiệu lực 01/01/2014
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính,Bộ Thông tin và Truyền thông
Người ký Nguyễn Thành Hưng,Nguyễn Thị Minh
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH - BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 169/2013/TTLT-BTC-BTTTT

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2013

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THÙ LAO CHO NGƯỜI ĐỌC VÀ KIỂM TRA, THẨM ĐỊNH XUẤT BẢN PHẨM LƯU CHIỂU

Căn cứ Luật Xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 187/2007/NĐ-CP;

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư liên tịch quy định chế độ thù lao cho người đọc và kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chế độ thù lao cho người đọc và kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu, bao gồm:

1. Loại xuất bản phẩm lưu chiểu đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý.

2. Định mức, cách tính thù lao đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu.

3. Nguồn kinh phí và quản lý, sử dụng kinh phí đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cục Xuất bản thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (sau đây gọi tắt là Cục Xuất bản); Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Thông tin và Truyền thông).

2. Người đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu, bao gồm:

a) Công chức được giao nhiệm vụ thường xuyên đọc và kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu thuộc Cục Xuất bản và Sở Thông tin và Truyền thông (sau đây gọi chung là công chức xuất bản);

b) Cộng tác viên, bao gồm:

- Người được Cục Xuất bản, Sở Thông tin và Truyền thông ký hợp đồng làm cộng tác viên đọc và kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu;

- Công chức của Cục Xuất bản, Sở Thông tin và Truyền thông không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này được Cục Xuất bản, Sở Thông tin và Truyền thông ký hợp đồng làm cộng tác viên đọc và kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu.

c) Thành viên của hội đồng thẩm định nội dung xuất bản phẩm lưu chiểu do Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập hội đồng thẩm định hoặc do Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 1 Điều này thành lập hội đồng thẩm định (sau đây gọi chung là thành viên thẩm định);

d) Chuyên gia tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu do Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký hợp đồng tư vấn xử lý hoặc do Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 1 Điều này ký hợp đồng tư vấn (sau đây gọi chung là chuyên gia tư vấn).

Điều 3. Loại xuất bản phẩm lưu chiểu đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý

1. Xuất bản phẩm lưu chiểu đọc và kiểm tra:

a) Xuất bản phẩm của nhà xuất bản; tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức ở Trung ương và tổ chức nước ngoài do Cục Xuất bản cấp giấy phép xuất bản;

b) Tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương của cơ quan, tổ chức ở Trung ương do Sở Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản.

2. Xuất bản phẩm lưu chiểu sau khi đọc và kiểm tra nếu thuộc các trường hợp sau phải thẩm định nội dung:

a) Xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật xuất bản;

b) Xuất bản phẩm có ý kiến khác nhau về nội dung.

[...]
8