Loading


Thông tư liên tịch 17/2003/TTLT-BTC-BNN-BTS hướng dẫn kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thuỷ sản do Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thủy sản ban hành

Số hiệu 17/2003/TTLT-BTC-BNN-BTS
Ngày ban hành 14/03/2003
Ngày có hiệu lực 01/04/2003
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Bộ Tài chính,Bộ Thuỷ sản
Người ký Bùi Bá Bổng,Nguyễn Thị Hồng Minh,Trương Chí Trung
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ THUỶ SẢN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 17/2003/TTLT-BTC-BNN-BTS

Hà Nội , ngày 14 tháng 3 năm 2003

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - BỘ THUỶ SẢN SỐ 17/2003/TTLT/BTC-BNN&PTNT-BTS NGÀY 14 THÁNG 3 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN VIỆC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, KIỂM DỊCH THỰC VẬT, KIỂM DỊCH THUỶ SẢN

Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản ngày 25/4/1989;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 15/2/1993;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25/7/2001;
Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản thống nhất hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (trong Thông tư này được hiểu là các loại hàng hoá đưa từ Việt nam ra nước ngoài và từ nước ngoài đưa vào lãnh thổ Việt nam) thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thuỷ sản như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Chỉ những hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố; thuộc diện kiểm dịch thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản công bố mới phải làm thủ tục kiểm dịch.

2. Các đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kiểm dịch, xác nhận giấy đăng ký kiểm dịch cho hàng hoá qui định tại điểm 1 nêu trên (dưới đây gọi chung là Cơ quan Kiểm dịch) là những đơn vị được giao nhiệm vụ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (theo Phụ lục 1 kèm Thông tư này là các Cơ quan Kiểm dịch đang làm nhiệm vụ).

3. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch (không nhằm mục đích kinh doanh) phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, của các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế thì Cơ quan Hải quan giải quyết thông quan không yêu cầu phải nộp Giấy đăng ký kiểm dịch hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch, trừ trường hợp Cơ quan Kiểm dịch thông báo phải kiểm dịch đối với từng mặt hàng cụ thể, ở từng thời điểm cụ thể.

4. Các quy định của Thông tư này không áp dụng đối với hàng hoá quá cảnh bằng đường hàng không, đường biển trong trường hợp hàng hoá không bốc dỡ xuống các cảng.

5. Việc kiểm dịch đối với hàng hoá nhập khẩu thực hiện theo phương thức đăng ký trước, kiểm tra sau, cụ thể là:

- Trước khi làm thủ tục hải quan, Chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Cơ quan Kiểm dịch.

- Cơ quan Kiểm dịch có thể kiểm dịch cùng lúc Cơ quan Hải quan kiểm tra hàng hoá hoặc kiểm dịch sau khi hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan theo thời gian và địa điểm được xác định trong giấy đăng ký kiểm dịch (theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm Thông tư này).

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Trách nhiệm của Chủ hàng:

1.1. Đối với hàng hoá xuất khẩu:

Trước khi xuất khẩu hàng hoá, Chủ hàng phải đăng ký và khai báo với Cơ quan Kiểm dịch làm thủ tục kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng hoá phải kiểm dịch theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của người mua.

1.2. Đối với hàng hoá nhập khẩu:

Trước khi làm thủ tục hải quan, Chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch (kê khai 3 bản theo mẫu tại Phụ lục 2) với Cơ quan Kiểm dịch.

1.2.1. Khi làm thủ tục hải quan, ngoài bộ hồ sơ theo quy định của Cơ quan Hải quan, phải nộp giấy đăng ký kiểm dịch đã được Cơ quan Kiểm dịch xác nhận.

1.2.2. Sau khi đăng ký kiểm dịch nhưng không nhập khẩu hàng hoá nữa thì phải nộp lại Cơ quan Kiểm dịch (nơi xác nhận) 2 bản Giấy đăng ký kiểm dịch. Trường hợp khi làm thủ tục nhập khẩu, Cơ quan Hải quan xác định là hàng hoá không được nhập khẩu vào Việt nam, Chủ hàng phải nộp lại cho Cơ quan Kiểm dịch (nơi xác nhận) Giấy đăng ký kiểm dịch (bản của Chủ hàng) có xác nhận lý do không được nhập khẩu của Cơ quan Hải quan.

1.2.3. Đối với hàng hoá làm thủ tục kiểm dịch sau khi hoàn thành thủ tục hải quan:

- Phải đưa nguyên trạng hàng hoá đã được làm thủ tục hải quan về đúng địa điểm, đúng thời gian đã đăng ký trong Giấy đăng ký kiểm dịch.

- Trong trường hợp bất khả kháng không thể đưa hàng hoá về đúng địa điểm, đúng thời gian đã đăng ký để kiểm dịch thì phải giải trình với Cơ quan Kiểm dịch.

1.2.4. Phải thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ:

- Chỉ được đưa hàng hoá ra lưu thông sau khi Cơ quan Kiểm dịch cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.

- Chấp hành quyết định xử lý của Cơ quan Kiểm dịch (nếu có) đối với lô hàng.

- Đối với lô hàng sau khi kiểm dịch không đủ điều kiện nhập khẩu, bị buộc tái xuất, khi làm thủ tục xuất khẩu phải xuất trình hồ sơ hải quan nhập khẩu, quyết định buộc tái xuất của Cơ quan Kiểm dịch và hàng hoá cho Cơ quan Hải quan nơi đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng.

2. Trách nhiệm của Cơ quan Kiểm dịch:

2.1.Thực hiện việc đăng ký, xác nhận vào 3 bản Giấy đăng ký kiểm dịch, trả lại Chủ hàng 2 bản, lưu 1 bản.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ