Thông tư liên tịch 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập do Bộ Giáo Dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành
Số hiệu | 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV |
Ngày ban hành | 23/08/2006 |
Ngày có hiệu lực | 18/09/2006 |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo,Bộ Nội vụ |
Người ký | Nguyễn Thiện Nhân,Đỗ Quang Trung |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Giáo dục |
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ NỘI VỤ |
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35 /2006/TTLT-BGDĐT-BNV |
Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2006 |
Căn cứ Nghị định số
71/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên
chế hành chính, sự nghiệp nhà nước; Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8
năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Giáo dục; Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Thủ
tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị
quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội; Ý kiến chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 3091/VPCP-KG ngày 09 tháng 6 năm 2006 của
Văn phòng Chính phủ giao Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông tư Liên Bộ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 9704/BTC-HCSN ngày 10 tháng
08 năm 2006 về việc định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông
công lập và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 5736/BKH-KHGDTN&MT
ngày 04 tháng 08 năm 2006 về việc góp ý dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn định
mức biên chế viên chức trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các
cơ sở giáo dục phổ thông công lập như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
a) Thông tư này hướng dẫn định mức biên chế áp dụng đối với viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
Định mức biên chế viên chức không bao gồm các chức danh hợp đồng quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;
b) Thông tư này áp dụng đối với các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học công lập.
Thông tư này không áp dụng đối với các trường chuyên biệt, trường trung học phổ thông chất lượng cao, trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp.
2. Biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục phổ thông, đặc điểm về công tác giáo dục của địa phương và khả năng ngân sách.
3. Định mức biên chế giáo viên trong 1 lớp của các cấp học quy định tại Thông tư này là số giáo viên để làm công tác giảng dạy tất cả các môn học và làm chủ nhiệm lớp, hoạt động giáo dục tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có trong kế hoạch giáo dục quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
4. Việc xếp hạng trường thực hiện theo quy định sau đây:
T T |
Trường |
Hạng I |
Hạng II |
Hạng III |
1
|
Tiểu học: - Trung du, đồng bằng, thành phố - Miền núi, vùng sâu, hải đảo |
- Từ 28 lớp trở lên - Từ 19 lớp trở lên |
- Từ 18 đến 27 lớp - Từ 10 đến 18 lớp |
- Dưới 18 lớp - Dưới 10 lớp |
2 |
Trung học cơ sở: - Trung du, đồng bằng, thành phố - Miền núi, vùng sâu, hải đảo |
- Từ 28 lớp trở lên - Từ 19 lớp trở lên |
- Từ 18 đến 27 lớp - Từ 10 đến 18 lớp |
- Dưới 18 lớp - Dưới 10 lớp |
3 |
Trung học phổ thông: - Trung du, đồng bằng, thành phố - Miền núi, vùng sâu, hải đảo |
- Từ 28 lớp trở lên - Từ 19 lớp trở lên |
- Từ 18 đến 27 lớp |
- Dưới 18 lớp - Dưới 10 lớp |
Các hạng I, II và III của trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông quy định trên đây tương đương với các hạng tám, chín và mười đối với trường tiểu học, các hạng bảy, tám và chín đối với trường trung học cơ sở, các hạng sáu, bảy và tám của trường trung học phổ thông quy định tại Điều 8 của Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập.
5. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học thì việc xác định hạng trường, biên chế cán bộ quản lý, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng được áp dụng theo quy định đối với cấp học cao nhất có trong trường đó.
6. Số tiết dạy trong 1 tuần của cán bộ quản lý và giáo viên được quy định như sau:
a) Hiệu trưởng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học dạy 2 tiết;
b) Phó hiệu trưởng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học dạy 4 tiết;
c) Giáo viên tiểu học dạy 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở dạy 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông dạy 17 tiết;
d) Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết trong 1 tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết trong 1 tuần.
7. Nhân viên làm công tác văn phòng trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập ngoài việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo các chức danh còn phải kiêm nhiệm thêm các công việc khác của trường.
II. ĐỊNH MỨC BIÊN CHẾ VIÊN CHỨC Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
a) Biên chế cán bộ quản lý:
Mỗi trường có một hiệu trưởng và một số phó hiệu trưởng được quy định cụ thể như sau:
Trường hạng 1 có không quá 2 phó hiệu trưởng.
Trường hạng 2, hạng 3 có 1 phó hiệu trưởng.
Trường tiểu học có từ 5 điểm trường trở lên được bố trí thêm 1 phó hiệu trưởng.