Loading


Thông tư liên tịch 47/2012/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 47/2012/TTLT-BTC-BTP
Ngày ban hành 16/03/2012
Ngày có hiệu lực 01/05/2012
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính,Bộ Tư pháp
Người ký Đinh Trung Tụng,Nguyễn Thị Minh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH -
BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/2012/TTLT-BTC-BTP

Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2012

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH VIỆC LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (sau đây gọi chung là văn bản), bao gồm các văn bản sau:

1. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp.

2. Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp.

3. Chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp.

Điều 2. Nguyên tắc lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí xây dựng và hoàn thiện văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

1, Kinh phí xây dựng và hoàn thiện văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp do Ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và được bố trí trong dự toán kinh phí chi hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

2. Việc bố trí kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp tại cơ quan, đơn vị được thực hiện theo chương trình, kế hoạch chính thức và chương trình, kế hoạch bổ sung trong năm, bảo đảm phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ và trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao.

3. Trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, chương trình, kế hoạch xây dựng các văn bản, tính chất phức tạp của văn bản được dự kiến xây dựng và hoàn thiện, thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì có trách nhiệm bố trí kinh phí để thực hiện cho phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ.

4. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phải đúng mục đích, nội dung, chế độ và định mức chi theo quy định của pháp luật về các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Các hoạt động xây dựng và hoàn thiện văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

1. Nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng văn bản.

2. Lập, thông qua và điều chỉnh chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tổ chức phân công thực hiện.

3. Điều tra thống kê, khảo sát và đánh giá tổng kết thực tiễn trong quá trình lập đề nghị xây dựng, soạn thảo văn bản và thi hành pháp luật.

4. Soạn thảo văn bản.

5. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân, cơ quan, tổ chức và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.

6. Góp ý dự thảo văn bản theo đề nghị của cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo gửi xin ý kiến.

7. Tổ chức thẩm định dự thảo văn bản.

8. Tổ chức thẩm tra dự thảo văn bản.

9. Rà soát, hệ thống hóa văn bản phục vụ trực tiếp cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản.

10. Công bố, niêm yết, phổ biến văn bản.

[...]
2