Loading


Dự thảo Thông tư quy định chế độ làm việc đối với tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 12/07/2016
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Viết Tiến
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

DỰ THẢO LẦN 1

Hà Nội, ngày    tháng    năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP CÔNG LẬP TRONG LĨNH VỰC PHÁP Y

Căn cứ Luật Giám định tư pháp ngày 20/6/2012;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18/6/2012;

Căn Cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Thông tư số 16/1997/TT-LĐTBXH ngày 23 tháng 4 năm 1997 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chế độ làm việc đối với tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chế độ làm việc của giám định viên và người giúp việc trong tổ chức giám định tư pháp công lập về lĩnh vực pháp y, bao gồm: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và chế độ trực pháp y.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với Giám định viên, người giúp việc trực tiếp giám định, bao gồm: Giám định tử thi, giám định tổn thương cơ thể, giám định độc chất hóa pháp, giám định mô bệnh học, chẩn đoán hình ảnh, giám định gen (ADN), sau đây gọi chung là các loại hình giám định pháp y.

2. Quy định này không áp dụng đối với những người làm công tác giám định trong lực lượng vũ trang và những người làm công tác pháp y kiêm nhiệm.

Chương II

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA GIÁM ĐỊNH VIÊN VÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC

Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của giám định viên

1. Thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu.

2. Từ chối giám định trong trường hợp nội dung cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn; đối tượng giám định, các tài liệu liên quan được cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định; thời gian không đủ để thực hiện giám định hoặc có lý do chính đáng khác. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật.

4. Thành lập, tham gia hội giám định viên tư pháp theo quy định của pháp luật về hội.

5. Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật Giám định tư pháp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người giúp việc

1. Tiếp nhận, hướng dẫn cá nhân, tổ chức gửi/chuyển hồ sơ, đối tượng giám định;

2. Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ phục vụ cho từng loại hình giám định;

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ