Loading


Hồ sơ vay thế chấp tài sản tại ngân hàng ra sao? Trình tự vay thế chấp hiện nay thế nào?

Hiện nay vay chế chấp đang ngày càng phổ biến cho cá nhân và doanh nghiệp. Để có thể vay thế chấp một cách suôn sẻ, các bạn cần phải biết được hồ sơ và trình tự vay thế chấp.

Nội dung chính

    Điều kiện vay thế chấp ngân hàng là gì?

    Khi đi vay tín chấp ở ngân hàng, hầu hết mọi ngân hàng đều yêu cầu:

    - Người vay phải là cá nhân hoặc hộ gia đình mang quốc tịch Việt Nam, hoặc cá nhân là người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam.

    - Độ tuổi phải từ đủ 18 tuổi trở lên

    - Có thu nhập ổn định hàng tháng từ vài triệu đồng trở lên.

    - Cần có địa chỉ thường trú hoặc sinh sống và làm việc thường xuyên tại tỉnh/thành phố có phòng giao dịch hoặc chi nhánh của ngân hàng.

    - Người vay vốn cần có mục đích vay rõ ràng và hợp pháp.

    - Không có nợ xấu tại bất kỳ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nào trong vòng 5 năm liên tiếp.

    - Tài sản đảm bảo phải là giấy tờ đất với đầy đủ giá trị pháp lý như Bất động sản hợp pháp, Ô tô, Tài sản là máy móc/thiết bị/nhà xưởng, Hàng hóa tồn kho/đang lưu thông, Giấy tờ có giá (Sổ tiết kiệm, Trái phiếu, Cổ phiếu…). Tùy thuộc vào loại tài sản và mục đích vay vốn, ngân hàng sẽ có những yêu cầu cụ thể về tài sản bảo đảm.

    Hồ sơ vay thế chấp và trình tự vay thế chấp tài sản tại ngân hàng hiện nay bao gồm những gì?

    Hồ sơ vay thế chấp và trình tự vay thế chấp tài sản tại ngân hàng hiện nay bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

    Hạn mức vay và lãi vay thế chấp ngân hàng

    Hạn mức vay thế chấp nhà tùy thuộc vào giá trị thẩm định của tài sản bạn sử dụng để thế chấp và tùy thuộc vào ngân hàng cho vay.

    Lãi suất vay thế chấp ngân hàng được xác định dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm:

    Lãi suất thị trường: Đây là mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố, có ảnh hưởng lớn đến lãi suất vay của các ngân hàng.

    Thời hạn vay: Thời gian vay càng dài thì lãi suất thường cao hơn.

    Mức độ rủi ro của khoản vay: Ngân hàng sẽ đánh giá rủi ro thông qua giá trị tài sản thế chấp và khả năng trả nợ của người vay.

    Điều kiện tài chính cá nhân: người vay có thu nhập ổn định và lịch sử tín dụng tốt có thể nhận lãi suất vay thấp hơn so với những người có thu nhập không ổn định hoặc lịch sử tín dụng kém.

    Hồ sơ vay thế chấp tại ngân hàng bao gồm những gì?

    Khi đi vay thế chấp tại ngân hàng, các ngân hàng thường yêu cầu người đi vay cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và các loại giấy tờ sau để làm thủ tục đăng ký:

    - Đơn đề nghị vay thế chấp (theo mẫu của ngân hàng).

    - CMND/CCCD/Hộ chiếu và HKTT/KT3/Sổ tạm trú.

    - Mã số thuế cá nhân

    - Giấy chứng minh tình trạng hôn nhân.

    - Hồ sơ tài chứng minh tài chính: Nguồn thu nhập từ lương/ Nguồn thu nhập từ lương hưu trí/ Nguồn thu nhập từ cho thuê tài sản/ Nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh/ Nguồn thu nhập từ cổ tức, góp vốn vào doanh nghiệp. Căn cứ vào mục đích vay và yêu cầu của ngân hàng, hồ sơ tài chính sẽ có chi tiết từng hạng mục giấy tờ.

    - Giấy tờ liên quan tài sản đảm bảo: sổ đỏ, sổ hồng, ô tô, …

    - Giấy tờ liên quan đến phương án sử dụng khoản vốn vay hợp pháp.

    - Giấy tờ khác theo yêu cầu của các ngân hàng.

    Ngoài ra, trong trường hợp tài sản được thế chấp là đất đai thì cần phải đem đi đăng ký thế chấp đất đai tại văn phòng đăng ký đất dai

    Thủ tục vay thế chấp tại ngân hàng.

    Bước 1: Tiếp nhận thông tin

    Nhân viên ngân hàng sẽ thu thập thông tin cơ bản từ người vay có nhu cầu thế chấp tài sản để vay vốn. Những thông tin cần cung cấp bao gồm: nhu cầu vay, mục đích vay, tài sản đảm bảo, và thu nhập.

    Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ vay thế chấp

    Sau khi tiếp nhận thông tin và hiểu rõ nhu cầu của người vay, nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn khách lập hồ sơ vay chi tiết theo quy định dựa trên điều kiện thực tế của từng trường hợp.

    Bước 3: Thẩm định tài sản thế chấp

    Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tài sản sau khi nhận đủ hồ sơ vay. Quá trình thẩm định bao gồm việc xem xét hồ sơ, đánh giá thông tin cũng như khảo sát thực địa tại nơi làm việc và nơi ở Ngân hàng sẽ sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác minh và đảm bảo sự phù hợp với các điều kiện của ngân hàng. Trong quá trình này, nếu có yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc chứng từ, người vaycần sẵn sàng cung cấp theo thông báo từ nhân viên ngân hàng.

    Bước 4: Phê duyệt khoản vay

    Khi việc thẩm định xong, ngân hàng sẽ lập đề xuất tín dụng và xin phê duyệt từ cấp có thẩm quyền. Căn cứ trên hồ sơ và thông tin báo cáo, cấp có thẩm quyền sẽ quyết định phê duyệt khoản vay.

    Bước 5: Quyết định cho vay và thủ tục giải ngân

    Nếu người vay nhận được thông báo khoản vay đã được phê duyệt, xin chúc mừng! Lúc này, hãy kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ gốc (của các hồ sơ photo đã cung cấp ở bước 2) và chờ thông báo tiếp theo từ ngân hàng.

    saved-content
    unsaved-content
    35