Loading

13:39 - 28/09/2024

Ai có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong Công an nhân dân theo quy định?

Ai có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong Công an nhân dân theo quy định pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Ai có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong Công an nhân dân theo quy định?

    Tại Điều 5 Nghị định 22/2019/NĐ-CP quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân, có hiệu lực từ 15/04/2019, có quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau:

    - Trưởng Công an phường, Trưởng đồn, Trưởng trạm Công an, Trưởng Công an thị trấn, Trưởng Công an xã thuộc biên chế của lực lượng Công an nhân dân (gọi chung là Trưởng Công an cấp xã) giải quyết tố cáo đối với cán bộ, chiến sĩ Công an thuộc quyền quản lý trực tiếp, trừ Phó Trưởng Công an cấp xã.

    - Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện) giải quyết tố cáo đối với Trưởng Công an cấp xã, Phó Trưởng Công an cấp xã và cán bộ, chiến sĩ từ Đội trưởng trở xuống, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng Công an cấp xã; giải quyết tố cáo đơn vị Công an cấp xã, đội thuộc quyền quản lý trực tiếp.

    - Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Công an cấp tỉnh) giải quyết tố cáo đối với cán bộ, chiến sĩ từ Đội trưởng và tương đương trở xuống; giải quyết tố cáo đơn vị cấp đội hoặc tương đương cấp đội thuộc quyền quản lý trực tiếp.

    Giám thị trại giam, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng; Trưởng phòng, Thủ trưởng các đơn vị tương đương cấp phòng có con dấu riêng thuộc đơn vị cấp cục và tương đương thuộc cơ quan bộ giải quyết tố cáo đối với cán bộ, chiến sĩ từ Đội trưởng và tương đương trở xuống; giải quyết tố cáo đơn vị cấp đội hoặc tương đương cấp đội thuộc quyền quản lý trực tiếp.

    - Giám đốc Công an cấp tỉnh giải quyết tố cáo đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng thuộc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện, Phó Trưởng Công an cấp huyện; giải quyết tố cáo đơn vị Công an cấp huyện, cấp phòng và đơn vị tương đương do Công an cấp tỉnh quản lý trực tiếp.

    - Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp cục thuộc cơ quan bộ giải quyết tố cáo đối với cán bộ giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng và cán bộ, chiến sĩ thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng nhưng không có con dấu riêng; giải quyết tố cáo đơn vị cấp phòng và tương đương cấp phòng thuộc quyền quản lý trực tiếp, đơn vị cấp đội hoặc tương đương cấp đội thuộc thẩm quyền giải quyết của Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp phòng nhưng không có con dấu riêng.

    - Bộ trưởng giải quyết tố cáo đối với Cục trưởng, Phó Cục trưởng hoặc tương đương thuộc cơ quan bộ, Giám đốc, Phó Giám đốc Công an cấp tỉnh, cán bộ khác do Bộ trưởng trực tiếp quản lý (nếu có); giải quyết tố cáo đơn vị Công an cấp tỉnh, cấp cục và tương đương cấp cục.

    - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị Công an do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an trực tiếp quản lý cán bộ, chiến sĩ Công an bị tố cáo chủ trì giải quyết; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp giải quyết.

    - Tố cáo cán bộ, chiến sĩ hoặc cơ quan, đơn vị cấp dưới của cơ quan, đơn vị đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách đang quản lý cán bộ, chiến sĩ, cơ quan, đơn vị đó chủ trì giải quyết; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp giải quyết.

    Tố cáo cán bộ, chiến sĩ, cơ quan, đơn vị thuộc cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân đã bị giải thể do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý cơ quan, đơn vị Công an trước khi bị giải thể giải quyết.

    - Thẩm quyền giải quyết tố cáo cán bộ, chiến sĩ Công an có hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ xảy ra trong thời gian trước đây nay đã chuyển cơ quan, đơn vị hoặc không còn là cán bộ, chiến sĩ Công an theo nguyên tắc sau:

    + Trường hợp cán bộ, chiến sĩ Công an bị tố cáo là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị Công an khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị cán bộ, chiến sĩ Công an đó công tác tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị cán bộ, chiến sĩ Công an đang công tác phối hợp giải quyết;

    + Trường hợp cán bộ, chiến sĩ Công an bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị Công an khác và giữ chức vụ cao hơn thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an đang quản lý cán bộ, chiến sĩ Công an đó chủ trì giải quyết; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an quản lý cán bộ, chiến sĩ bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết.

    Trường hợp cán bộ, chiến sĩ Công an bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị Công an khác và giữ chức vụ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an đó thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị cán bộ, chiến sĩ đang công tác chủ trì giải quyết; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an đã quản lý cán bộ, chiến sĩ Công an bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết;

    + Trường hợp cán bộ, chiến sĩ Công an bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị Công an khác mà không thuộc điểm a và điểm b khoản này thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an quản lý cán bộ, chiến sĩ bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an đang quản lý cán bộ, chiến sĩ bị tố cáo phối hợp giải quyết;

    + Trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, chiến sĩ Công an thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với cán bộ, chiến sĩ Công an tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết.

    - Thẩm quyền giải quyết tố cáo cán bộ Công an biệt phái đến công tác tại cơ quan, tổ chức khác ngoài Công an nhân dân theo nguyên tắc sau:

    + Trường hợp tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong thời gian công tác trước khi biệt phái thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an quản lý trực tiếp tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật giải quyết, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết;

    + Trường hợp tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức mới thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi cán bộ đó đang công tác giải quyết.

    - Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều này giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới trực tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu không khách quan. Căn cứ xác định việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu không khách quan trong giải quyết tố cáo theo quy định của Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.

    saved-content
    unsaved-content
    49
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ