Loading

11:44 - 08/11/2024

Áp dụng mức lương chuyên gia trong gói thầu dịch vụ tư vấn như thế nào?

Áp dụng mức lương chuyên gia trong gói thầu dịch vụ tư vấn như thế nào?

Nội dung chính

    Áp dụng mức lương chuyên gia trong gói thầu dịch vụ tư vấn như thế nào?

    Mức lương của chuyên gia tư vấn quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH là mức tối đa, đã bao gồm tiền lương của những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ làm việc hưởng nguyên lương theo quy định của Bộ luật Lao động; chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thuế thu nhập cá nhân thuộc trách nhiệm của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành. Mức lương này không bao gồm chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật hiện hành; chi phí quản lý của đơn vị quản lý, sử dụng chuyên gia (nếu có), chi phí đi lại, khảo sát, thuê văn phòng làm việc, thông tin liên lạc và các chi phí khác để đảm bảo chuyên gia tư vấn thực hiện nhiệm vụ.

    Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH quy định về mức lương của chuyên gia tư vấn áp dụng:

    Mức lương theo tháng áp dụng đối với chuyên gia tư vấn trong nước (sau đây gọi là chuyên gia tư vấn) làm việc đủ thời gian theo tháng được quy định như sau:

    1. Mức 1, không quá 40.000.000 đồng/tháng áp dụng đối với chuyên gia tư vấn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Chuyên gia tư vấn có bằng đại học đúng chuyên ngành tư vấn và có từ 15 năm kinh nghiệm trở lên trong chuyên ngành tư vấn.

    b) Chuyên gia tư vấn có bằng thạc sĩ trở lên đúng chuyên ngành tư vấn và có từ 8 năm kinh nghiệm trở lên trong chuyên ngành tư vấn.

    c) Chuyên gia tư vấn đảm nhiệm chức danh Trưởng nhóm tư vấn hoặc chủ trì tổ chức, điều hành gói thầu tư vấn.

    2. Mức 2, không quá 30.000.000 đồng/tháng áp dụng đối với chuyên gia tư vấn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Chuyên gia tư vấn có bằng đại học đúng chuyên ngành tư vấn và có từ 10 đến dưới 15 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành tư vấn.

    b) Chuyên gia tư vấn có bằng thạc sĩ trở lên đúng chuyên ngành tư vấn và có từ 5 đến dưới 8 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành tư vấn.

    c) Chuyên gia tư vấn đảm nhiệm chức danh chủ trì triển khai một hoặc một số hạng mục thuộc gói thầu tư vấn.

    3. Mức 3, không quá 20.000.000 đồng/tháng áp dụng đối với chuyên gia tư vấn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Chuyên gia tư vấn có bằng đại học đúng chuyên ngành tư vấn và có từ 5 đến dưới 10 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành tư vấn.

    b) Chuyên gia tư vấn có bằng thạc sĩ trở lên và có từ 3 đến dưới 5 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành tư vấn.

    4. Mức 4, không quá 15.000.000 đồng/tháng áp dụng đối với một trong các trường hợp sau đây:

    a) Chuyên gia tư vấn có bằng đại học đúng chuyên ngành tư vấn và có dưới 5 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành tư vấn.

    b) Chuyên gia tư vấn có bằng thạc sĩ trở lên đúng chuyên ngành tư vấn và có dưới 3 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành tư vấn

    Như bạn đang trình bày "có được hiệu chỉnh các lương chuyên gia vượt mức lương trong Thông tư 02/2015/TT - BLĐTBXH", căn cứ nội dung nêu trên, mức lương chuyên gia ấn định theo mức tối đa. Tuy nhiên, đối với dự án, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, sử dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi chuyên gia tư vấn có trình độ chuyên môn kỹ thuật đặc biệt, khả năng cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế hoặc điều kiện làm việc khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, chủ đầu tư hoặc bên mời thầu lựa chọn, báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định mức lương chuyên gia tư vấn cao hơn nhưng tối đa không quá 1,5 lần so với mức lương. Bên bạn cần lưu ý đây là cơ sở lập dự toán và quyết định mức lương khi lập không thực hiện hiệu chỉnh theo Điều 17 Nghị định 63/2014/NĐ - CP.

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về áp dụng mức lương chuyên gia trong gói thầu dịch vụ tư vấn. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH để nắm rõ quy định này.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    364