Bài phát biểu tham luận về công tác phát triển Đảng viên mới thế nào? Đảng viên có những quyền gì?
Nội dung chính
Bài phát biểu tham luận về công tác phát triển Đảng viên mới thế nào?
Bài phát biểu tham luận về công tác phát triển Đảng viên mới như sau:
Bài phát biểu tham luận về công tác phát triển Đảng viên mới Kính thưa quý vị đại biểu, các vị khách quý, Kính thưa Đại hội, Trước hết, tôi xin được bày tỏ sự đồng lòng với việc đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Đại hội lần thứ ..., nhiệm kỳ từ .... đến .... và phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu mà báo cáo chính trị đã trình bày trước Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ từ .... đến .... Công tác phát triển Đảng viên trong trường học là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần xây dựng thế hệ trẻ có lý tưởng, đạo đức, tinh thần cách mạng và khả năng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong tương lai. Phát triển đảng viên là một công tác quan trọng đối với mỗi cơ sở đảng. Quá trình này đòi hỏi sự nghiêm túc và công bằng. Phát triển đảng viên là một yêu cầu khách quan, đồng thời là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi tổ chức đảng, nhằm bổ sung lực lượng mới cho Đảng, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng. Trong thời gian qua, công tác này đã đạt được nhiều kết quả tích cực, với nhiều Đảng viên trẻ được kết nạp và đóng góp tích cực vào các hoạt động của nhà trường. Công tác phát triển Đảng viên trong trường học vẫn còn gặp nhiều khó khăn, như thiếu nguồn lực, sự quan tâm chưa đầy đủ từ các cấp lãnh đạo. Để khắc phục, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động Đoàn, Hội. Việc đánh giá hiệu quả của công tác phát triển Đảng viên cần được thực hiện thường xuyên, từ đó đề xuất các biện pháp cải tiến để nâng cao chất lượng và hiệu suất. Các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn cần được tổ chức định kỳ để nâng cao nhận thức và kỹ năng cho Đảng viên mới. Công tác phát triển Đảng viên trong trường học là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Chúng ta cần tiếp tục nỗ lực, đoàn kết và sáng tạo để xây dựng đội ngũ Đảng viên trẻ, có phẩm chất và năng lực, góp phần vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và đất nước. Thông tin mang tính chất tham khảo. |
Bài phát biểu tham luận về công tác phát triển Đảng viên mới thế nào? Đảng viên có những quyền gì? (Hình từ Internet)
Đảng viên có những quyền gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, quy định Đảng viên có các quyền như sau:
- Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
- Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
- Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Đảng viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao như thế nào?
Căn cứ theo Mục 2 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định Đảng viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao như sau:
(i) Nhiệm vụ được giao bao gồm:
- Nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định.
- Nhiệm vụ do tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phân công.
(ii) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là hoàn thành có chất lượng, hiệu quả và bảo đảm thời gian theo quy định.
(iii) Phân công công tác cho đảng viên là việc giao cho đảng viên những nhiệm vụ thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ như: Xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; phát triển đảng viên; xây dựng chính quyền, đoàn thể vững mạnh; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; bảo đảm an ninh, trật tự; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội... Chi bộ có trách nhiệm giúp đỡ, kiểm tra, giám sát đảng viên thực hiện, đưa vào nội dung đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm. Đảng viên được phân công có trách nhiệm báo cáo với chi bộ theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu. Cấp ủy cấp trên thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và rút kinh nghiệm.
(iv) Việc đánh giá kết quả hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao căn cứ vào kiểm điểm công tác theo định kỳ hằng năm của đảng viên ở chi bộ; nhận xét của cấp ủy, chính quyền hoặc cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc, ban chấp hành đoàn thể chính trị - xã hội (nơi đảng viên là thành viên tham gia các tổ chức đó) thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ.