Loading

07:54 - 23/09/2024

Bảng lương quân hàm sĩ quan và cấp hàm cơ yếu mới nhất hiện nay là gì? Công thức sử dụng để xác định mức lương, phụ cấp và trợ cấp quân hàm?

Công thức sử dụng để xác định mức lương, phụ cấp và trợ cấp quân hàm? Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan và cấp hàm cơ yếu mới nhất hiện nay?

Nội dung chính

    Công thức xác định mức lương, phụ cấp và trợ cấp quân hàm 2023?

    Ngày 28/06/2023, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 41/2023/TT-BQP quy định cách tính mức lương, phụ cấp và trợ cấp cho các đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước.

    Theo đó, mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng/tháng

    - Cách tính mức lương, phụ cấp, trợ cấp quân hàm, hệ số chênh lệch bảo lưu và phụ cấp, trợ cấp các đối tượng tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 41/2023/TT-BQP được xác định như sau:

    Mức lương

    Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

    Mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu

    Mức phụ cấp quân hàm thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở x Hệ sộ phụ cấp quân hàm hiện hưởng

    Mức tiền của hệ số chệnh lệch bảo lưu

    Mức tiền của hệ số chệnh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng

    Mức phục cấp tính theo mức lương cơ sở

    - Đối với người hưởng lương

    Mức phục cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định

    - Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu

    Mức phục cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức phụ cấp quân ahfm binh nhì x Hệ sống phụ cấp được hưởng theo quy định

    Mức phụ cấp tính theo tỷ lệ %

    - Đối với người hưởng lương

    Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = ( Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01/7/2023 + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01/7/2023) x Tỷ lệ % phục cấp được hưởng theo quy định

    - Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu

    Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 =(Mức phụ cấp quân hàm hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo tính theo mức lương cơ sở) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định

    Mức trợ cấp tính theo mức lương cơ sở

    Mức trợ cấp thực hiện từ ngày 01/7/2023 = Mức lương cơ sở x Số tháng được hưởng trợ cấp theo quy định.

     

    Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan và cấp hàm cơ yếu mới nhất hiện nay? Công thức xác định mức lương, phụ cấp và trợ cấp quân hàm 2023? (Hình từ Internet)

    Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan và cấp hàm cơ yếu mới nhất hiện nay?

    Tại Bảng 1 Phụ lục I Danh mục bảng lương, nâng lương và phụ cấp ban hành kèm theo Thông tư 41/2023/TT-BQP quy định lương bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan và cấp hàm cơ yếu như sau:

    SỐ TT

    ĐI TƯỢNG

    HỆ SỐ

    MỨC LƯƠNG THỰC HIỆN từ 01/7/2023

    1

    Đại tướng

    10,40

    18.720.000

    2

    Thượng tướng

    9,80

    17.640.000

    3

    Trung tướng

    9,20

    16.560.000

    Cấp hàm cơ yếu bậc 10

    4

    Thiếu tướng

    8,60

    15.480.000

    Cấp hàm cơ yếu bậc 9

    5

    Đại tá

    8,00

    14.400.000

    Cấp hàm cơ yếu bậc 8

    6

    Thượng tá

    7,30

    13.140.000

    Cấp hàm cơ yếu bậc 7

    7

    Trung tá

    6,60

    11.880.000

    Cấp hàm cơ yếu bậc 6

    8

    Thiếu tá

    6,00

    10.800.000

    Cấp hàm cơ yếu bậc 5

    9

    Đại úy

    5,40

    9.720.000

    Cấp hàm cơ yếu bậc 4

    10

    Thượng úy

    5,00

    9.000.000

    Cấp hàm cơ yếu bậc 3

    11

    Trung úy

    4,60

    8.280.000

    Cấp hàm cơ yếu bậc 2

    12

    Thiếu úy

    4,20

    7.560.000

    Cấp hàm cơ yếu bậc 1

    Như vậy mức lương cấp bậc quân hàm sĩ quan và cấp hàm cơ yếu được quy định từ 7.560.000 đồng đến 18.720.000 đồng.

    Hiện nay có bao nhiêu cấp bậc quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân?

    Tại Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt nam 1999 quy định hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan:

    Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan

    Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:

    1. Cấp Uý có bốn bậc:

    Thiếu uý;

    Trung uý;

    Thượng uý;

    Đại uý.

    2. Cấp Tá có bốn bậc:

    Thiếu tá;

    Trung tá;

    Thượng tá;

    Đại tá.

    3. Cấp Tướng có bốn bậc:

    Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;

    Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;

    Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;

    Đại tướng.

    Như vậy, hiện nay có 3 cấp và 12 bậc quân hàm của sĩ quan Quân đội nhân dân. Cụ thể:

    - Cấp Uý có 4 bậc: Thiếu úy, Trung úy, Thượng ý, Đại úy

    - Cấp Tá có 4 bậc: Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá, Đại tá

    - Cấp Tướng có 4 bậc: Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Đại tướng.

    Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm phải đáp ứng các điều kiện gì?

    Tại Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 có quy định Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm phải đáp ứng các điều kiện bao gồm:

    - Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999;

    - Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;

    - Đủ thời hạn xét thăng quân hàm:

    Thiếu úy lên Trung úy

    2 năm

    Trung úy lên Thượng úy

    3 năm

    Thượng úy lên Đại úy

    3 năm

    Đại úy lên Thiếu tá

    4 năm

    Thiếu tá lên Trung tá

    4 năm

    Trung tá lên Thượng tá

    4 năm

    Thượng tá lên Đại tá

    4 năm

    Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

    Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

    Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

    Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;

    Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.


    saved-content
    unsaved-content
    31