Loading

13:53 - 08/01/2025

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào chi phí những khoản chi nào?

Các khoản chi về tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm những khoản nào? Những khoản chi nào không được hạch toán vào chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam?

Nội dung chính

    Các khoản chi về tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm những khoản nào?

    Căn cứ Điều 19 Thông tư 312/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC) quy định về Các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như sau:

    Các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    1. Các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm:
    ...
    1.10. Chi về tài sản:
    a) Chi trích khấu hao tài sản cố định: Căn cứ vào quy định của pháp luật về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đối với doanh nghiệp, Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quy định cụ thể tỷ lệ trích khấu hao đối với từng loại tài sản trong quy chế tài chính nội bộ cho phù hợp với đặc thù hoạt động;
    b) Chi về mua bảo hiểm tài sản;
    c) Chi mua sắm công cụ lao động;
    d) Chi bảo dưỡng và sửa chữa tài sản: Mức chi hàng năm tối đa không quá 5% giá trị tài sản cố định bình quân trong năm;
    đ) Chi trả tiền thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài sản giữa bên cho thuê và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Trường hợp trả tiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí theo số năm sử dụng tài sản;
    e) Chi về thanh lý, nhượng bán tài sản (bao gồm giá trị còn lại của tài sản và các chi phí thanh lý, nhượng bán);
    g) Chi cho khoản tổn thất tài sản còn lại (bao gồm cả tổn thất trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ) sau khi đã được bù đắp bằng dự phòng rủi ro và các nguồn khác (nếu có) theo chế độ quy định.
    1.11. Các khoản chi phí khác:
    a) Chi phí cho tổ chức Đảng, đoàn thể trong trường hợp nguồn kinh phí của các tổ chức này không đủ trang trải chi phí hoạt động theo chế độ quy định;
    b) Chi phòng cháy chữa cháy, quốc phòng an ninh;
    ...

    Như vậy, theo quy định, các khoản chi về tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm:

    (1) Chi trích khấu hao tài sản cố định;

    (2) Chi về mua bảo hiểm tài sản;

    (3) Chi mua sắm công cụ lao động;

    (4) Chi bảo dưỡng và sửa chữa tài sản: Mức chi hàng năm tối đa không quá 5% giá trị tài sản cố định bình quân trong năm;

    (5) Chi trả tiền thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài sản giữa bên cho thuê và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

    Trường hợp trả tiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí theo số năm sử dụng tài sản;

    (6) Chi về thanh lý, nhượng bán tài sản (bao gồm giá trị còn lại của tài sản và các chi phí thanh lý, nhượng bán);

    (7) Chi cho khoản tổn thất tài sản còn lại (bao gồm cả tổn thất trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ) sau khi đã được bù đắp bằng dự phòng rủi ro và các nguồn khác (nếu có) theo chế độ quy định.

    >>Xem thêm: Quy định về nguyên tắc hạch toán chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như thế nào?

    Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào chi phí những khoản chi nào?

    Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào chi phí những khoản chi nào? (Hình từ Internet)

    Những khoản chi nào không được hạch toán vào chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam?

    Căn cứ khoản 2 Điều 19 Thông tư 312/2016/TT-BTC quy định những khoản chi sau đây không được hạch toán vào chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam:

    (1) Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật;

    (2) Các khoản chi không liên quan đến hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các khoản chi không có hóa đơn hoặc chứng từ hợp lý, hợp lệ;

    (3) Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ;

    (4) Các khoản chi không hợp lý, hợp lệ khác.

    Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có được hỗ trợ chi phí để trang trải các khoản chi hay không?

    Căn cứ khoản 4 Điều 17 Thông tư 312/2016/TT-BTC quy định về Quản lý các khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như sau:

    Quản lý các khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    1. Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và trước pháp luật trong việc tổ chức quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của các khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
    2. Toàn bộ các khoản thu và chi phí phát sinh trong hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật và phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo chế độ kế toán do Bộ Tài chính quy định.
    3. Các khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xác định bằng đồng Việt Nam, trường hợp thu hoặc chi bằng ngoại tệ phải quy đổi về đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
    4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tính đúng, tính đủ chi phí hoạt động, tự trang trải mọi khoản chi phí bằng các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

    Có thể thấy Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tính đúng, tính đủ chi phí hoạt động, tự trang trải mọi khoản chi phí bằng các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

    Như vậy, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hỗ trợ chi phí mà phải tự trang trải mọi khoản chi phí bằng các khoản thu của mình.

    saved-content
    unsaved-content
    13
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ