Loading

18:16 - 28/11/2024

Cá nhân có hành vi scam vé sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Scam vé là gì? Các loại scam vé phổ biến hiện nay? Mức phạt hành chính đối với hành vi scam vé?

Nội dung chính

    Scam vé là gì?

    Scam vé là hành vi lừa đảo liên quan đến việc bán vé giả, vé không hợp lệ hoặc vé bị thu hồi để chiếm đoạt tiền từ người mua.

    Các hình thức scam vé có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau như vé máy bay, vé concert, vé thể thao, vé sự kiện, và vé giao thông công cộng.

    Những kẻ lừa đảo thường xuyên lợi dụng sự thiếu thông tin hoặc sự vội vã của người tiêu dùng để lừa đảo và chiếm đoạt tiền.

    Scam vé là gì? Mức phạt hành chính đối với hành vi scam vé? Mức phạt hành chính đối với hành vi scam vé? (Hình từ Internet)

    Các loại scam vé phổ biến hiện nay?

    (1) Vé giả

    Đây là loại scam phổ biến nhất, trong đó kẻ lừa đảo bán vé giả hoặc vé không hợp lệ. Người mua sẽ không thể vào sự kiện, chuyến bay hoặc phương tiện giao thông như đã dự định. Vé giả thường được làm giống với vé thật để lừa người mua.

    Ví dụ: vé concert hoặc vé xem bóng đá được bán với giá rất rẻ nhưng lại là vé giả.

    (2) Vé không chính hãng

    Vé được bán lại qua các kênh không chính thức, không phải từ nhà tổ chức sự kiện hoặc công ty cung cấp dịch vụ vé chính thức. Những vé này có thể đã hết hạn, bị thu hồi hoặc không còn hiệu lực khi đến tay người tiêu dùng.

    Ví dụ: vé máy bay hoặc vé concert được bán lại qua các trang web, nhóm mạng xã hội không chính thức.

    (3) Vé đặt trước không thực

    Kẻ lừa đảo giả vờ bán vé có sẵn nhưng thực tế vé không tồn tại hoặc không thể lấy được. Người mua sẽ bị mất tiền mà không nhận được vé.

    Ví dụ: vé máy bay, vé xe, hoặc vé sự kiện được quảng cáo trên các trang web hoặc các nhóm bán hàng trực tuyến nhưng sau khi người mua chuyển tiền thì không nhận được vé.

    (4) Scam vé online

    Những kẻ lừa đảo lợi dụng việc mua vé trực tuyến để lừa đảo. Chúng tạo ra các trang web giả mạo, hoặc sử dụng phương thức thanh toán không an toàn để lấy tiền của người tiêu dùng mà không giao vé.

    Ví dụ: website giả mạo bán vé concert nổi tiếng hoặc vé máy bay giá rẻ.

    (5) Scam vé bán giá cao

    Kẻ lừa đảo có thể bán vé với giá cao gấp nhiều lần giá gốc của chúng, đặc biệt là đối với các sự kiện có tính chất độc quyền hoặc vé hết hàng. Mặc dù vé thật, nhưng giá bán bị đội lên quá mức so với giá trị thực tế.

    Ví dụ: vé sự kiện thể thao hoặc các buổi hòa nhạc bán với giá rất cao trong khi giá gốc thực tế rất thấp.

    Mức phạt hành chính đối với hành vi scam vé?

    Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:

    Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
    c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
    d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
    đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
    b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
    c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
    d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
    đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
    e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
    3. Hình thức xử phạt bổ sung:
    a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
    b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
    b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
    c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

    Như vậy, đối với hành vi scam vé gây thiệt hại tới tài sản của người khác tùy vào trường hợp sẽ áp dụng mức phạt hành chính từ 2.000.000 đồng - 5.000.000 đồng.

    Ngoài ra, người vi phạm còn sẽ tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp người vi phạm là người nước ngoài thì sẽ bị trục xuất về nước

    Bên cạnh đó, người vi phạm buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

    saved-content
    unsaved-content
    128