Loading

11:59 - 24/12/2024

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn? Thời hiệu xử phạt trong lĩnh vực khí tượng thủy văn

Nghị định 155/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2025.

Nội dung chính

    Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn

    Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định 155/2024/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn bao gồm:

    - Vi phạm quy định về giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn;

    - Vi phạm quy định về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn;

    - Vi phạm quy định về truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn;

    - Vi phạm quy định về quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn;

    - Vi phạm quy định về cung cấp, khai thác, sử dụng, trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn;

    - Vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn;

    - Vi phạm quy định về tác động vào thời tiết;

    - Các hành vi vi phạm khác về khí tượng thủy văn quy định tại Nghị định 155/2024/NĐ-CP.

    Lưu ý: Nghị định 155/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/02/2025.

    Các hành vi vi phạm hành chính và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn

    Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn? Thời hiệu xử phạt trong lĩnh vực khí tượng thủy văn (Hình từ Internet)

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, các hành vi vi phạm đã kết thúc, các hành vi vi phạm đang thực hiện trong lĩnh vực khí tượng thủy văn

    Căn cứ Điều 3 Nghị định 155/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    (1) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là 01 năm.

    (2) Xác định các hành vi vi phạm đã kết thúc

    - Các hành vi vi phạm sau đây được xác định là đã kết thúc và thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là thời điểm tổ chức, cá nhân kết thúc thời hạn báo cáo, thông báo, kê khai như sau:

    + Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ kết quả hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 155/2024/NĐ-CP;

    + Không thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn cấp tỉnh nơi đặt trạm sau khi thành lập trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 155/2024/NĐ-CP;

    + Không thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn cấp tỉnh nơi đặt trạm sau khi di chuyển trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 155/2024/NĐ-CP;

    + Không thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn cấp tỉnh nơi đặt trạm sau khi giải thể trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 155/2024/NĐ-CP;

    + Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo sai sự thật về hoạt động trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài về Bộ Tài nguyên và Môi trường đúng thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 155/2024/NĐ-CP;

    + Không thông báo công khai cho cộng đồng dân cư trong khu vực biết trước khi tiến hành tác động vào thời tiết theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 155/2024/NĐ-CP.

    - Các hành vi vi phạm không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 155/2024/NĐ-CP thì thời điểm kết thúc hành vi vi phạm là thời điểm mà tổ chức, cá nhân kết thúc nghĩa vụ phải thực hiện quy định hoặc thời điểm tổ chức, cá nhân bắt đầu thực hiện đúng quy định.

    - Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn mà không thuộc quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Nghị định 155/2024/NĐ-CP nhưng đã được thực hiện xong trước thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ, nhiệm vụ phát hiện hành vi vi phạm thì cũng được xác định là hành vi vi phạm đã kết thúc.

    (3) Xác định các hành vi vi phạm đang thực hiện

    Trường hợp hành vi vi phạm bị phát hiện khi chưa kết thúc nghĩa vụ phải thực hiện quy định hoặc tổ chức, cá nhân chưa thực hiện đúng quy định thì được coi là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện.

    Hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm trong lĩnh vực khí tượng thủy văn

    Căn cứ Điều 4 Nghị định 155/2024/NĐ-CP quy định về hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

    (1) Hình thức xử phạt chính và mức xử phạt

    Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.

    (3) Hình thức xử phạt bổ sung

    - Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn từ 01 tháng đến 12 tháng;

    - Tịch thu tang vật, phương tiện đã sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.

    (3) Biện pháp khắc phục hiệu quả

    - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

    - Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

    - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;

    - Buộc hủy bỏ kết quả, sản phẩm, số liệu, bản tin, ấn phẩm có được do thực hiện hành vi vi phạm;

    - Buộc bổ sung hoặc lắp đặt trạm quan trắc, phương tiện đo khí tượng thuỷ văn;

    - Buộc tổ chức thực hiện quan trắc khí tượng thuỷ văn;

    - Buộc thông báo về việc thành lập, di chuyển, giải thể trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng;

    - Buộc báo cáo hoặc cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thuỷ văn;

    - Buộc nộp lại giấy phép bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung.

    saved-content
    unsaved-content
    48