Loading

14:52 - 08/01/2025

Các hình thức kỷ luật học sinh THPT theo Thông tư 32? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng kỷ luật học sinh THPT?

Hiện nay có các Các hình thức kỷ luật học sinh THPT nào được quy định tại Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT

Nội dung chính

    Các hình thức kỷ luật học sinh THPT theo Thông tư 32?

    Căn cứ khoản 2 Điều 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh như sau:

    Khen thưởng và kỷ luật
    1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:
    a) Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường.
    b) Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định.
    c) Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    d) Các hình thức khen thưởng khác.
    2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
    a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
    b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
    c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Như vậy, các hình thức kỷ luật học sinh THPT theo Thông tư 32 bao gồm:

    - Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

    - Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

    - Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Các hình thức kỷ luật học sinh THPT theo Thông tư 32? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng kỷ luật học sinh THPT? (Hình từ Internet)

    Các hình thức kỷ luật học sinh THPT theo Thông tư 32? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng kỷ luật học sinh THPT? (Hình từ Internet)

    Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng kỷ luật học sinh THPT theo Thông tư 32?

    Căn cứ khoản 2 Điều 12 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định về các hội đồng khác trong nhà trường như sau:

    Các hội đồng khác trong nhà trường
    ...
    2. Hội đồng kỷ luật
    a) Hội đồng kỷ luật học sinh được thành lập để xét hoặc xóa kỷ luật đối với học sinh theo từng vụ việc. Hội đồng kỷ luật học sinh do hiệu trưởng quyết định thành lập và làm chủ tịch. Các thành viên của hội đồng gồm: phó hiệu trưởng, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh vi phạm, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường.
    b) Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thành lập để xét và đề nghị xử lý kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo từng vụ việc. Việc thành lập, thành phần và hoạt động của hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thực hiện theo quy định của pháp luật.
    ...

    Như vậy, người có thẩm quyền thành lập Hội đồng kỷ luật học sinh THPT theo Thông tư 32 là Hiệu trưởng trường THPT.

    Các thành viên của hội đồng kỷ luật học sinh THPT theo Thông tư 32 gồm: phó hiệu trưởng, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh vi phạm, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường.

    Ai là người có thẩm ra quyết định kỷ luật học sinh THPT?

    Tại điểm d khoản 1 Điều 11 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:

    Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng
    1. Hiệu trưởng
    ...
    d) Nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng:
    ...
    - Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và các quyết định của hội đồng trường trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
    - Thực hiện tuyển dụng, quản lý giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật;
    - Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh trung học phổ thông (nếu có) và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
    - Quản lý tài chính và tài sản của nhà trường;
    - Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; thực hiện quy chế dân chủ, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong tổ chức hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;
    ....

    Theo đó, quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh là một trong những nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng. Cho nên, hiệu trưởng trường THPT là người có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật học sinh THPT.

    saved-content
    unsaved-content
    27
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ