Loading

08:56 - 12/11/2024

Các mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật

Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Các mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật

    Các mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng được quy định tại Điều 9 Thông tư 04/2014/TT-TTCP về nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành như sau: 

    1. Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng phản ánh mức độ nguy hiểm, tác hại mà hành vi tham nhũng gây ra cho xã hội nói chung, được đo lường thông qua kết quả xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người có hành vi tham nhũng và cảm nhận, trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức.

    2. Kết quả xử lý người có hành vi tham nhũng được xác định trên cơ sở tổng hợp dữ liệu về số người bị xử lý kỷ luật, bị xử lý hình sự với các hình thức cụ thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng trong mỗi ngành, lĩnh vực, địa phương và trên phạm vi toàn quốc, thông qua công tác quản lý nhà nước, hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát và xét xử.

    3. Việc tính điểm và xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng được thực hiện như sau:

    a) Điểm thành phần 1 được xác định căn cứ vào các hình thức xử lý đối với người có hành vi tham nhũng bị xử lý trách nhiệm theo ngành, lĩnh vực, địa phương thông qua công tác quản lý nhà nước, hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử.

    - Nếu trong các hình thức xử lý đối với người có hành vi tham nhũng có người bị kết án với khung hình phạt tương đương với nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: 30 (điểm);

    - Nếu trong các hình thức xử lý đối với người có hành vi tham nhũng có người bị kết án với khung hình phạt tương đương với nhóm tội phạm rất nghiêm trọng: 20 (điểm);

    - Nếu trong các hình thức xử lý đối với người có hành vi tham nhũng có người bị kết án với khung hình phạt tương đương với nhóm tội phạm nghiêm trọng: 10 (điểm);

    - Nếu trong các hình thức xử lý đối với người có hành vi tham nhũng có người bị kết án với khung hình phạt tương đương với nhóm tội phạm ít nghiêm trọng hoặc bị xử lý kỷ luật: 5 (điểm);

    - Nếu không có trường hợp nào bị xử lý do hành vi tham nhũng: 0 (điểm).

    b) Điểm thành phần 2 được xác định căn cứ vào kết quả khảo sát cảm nhận, trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức về mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng như sau:

    - Mức độ đặc biệt nghiêm trọng: 40 (điểm);

    - Mức độ rất nghiêm trọng: 30 (điểm);

    - Mức độ nghiêm trọng: 20 (điểm);

    - Mức độ ít nghiêm trọng: 10 (điểm);

    - Mức độ không nghiêm trọng: 0 (điểm).

    c) Việc xác định và nhận định mức độ nghiêm trọng:

    - Điểm tổng hợp trên 70 (điểm) đến 100 (điểm) tương ứng với mức “Đặc biệt nghiêm trọng”;

    - Điểm tổng hợp trên 40 (điểm) đến 70 (điểm) tương ứng với mức “Rất nghiêm trọng”;

    - Điểm tổng hợp trên 20 (điểm) đến 40 (điểm) tương ứng với mức “Nghiêm trọng”;

    - Điểm tổng hợp trên 0 (điểm) đến 20 (điểm) tương ứng với mức “ít nghiêm trọng”;

    - Điểm tổng hợp bằng 0 (điểm) tương ứng với mức “Không nghiêm trọng”.

    Ví dụ: Nếu kết quả xử lý tham nhũng trong ngành, lĩnh vực hoặc địa phương bao gồm xử lý kỷ luật, xử lý hình sự, trong đó có người bị kết án với khung hình phạt tương đương với nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và qua khảo sát cảm nhận, trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức về mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng xác định là đặc biệt nghiêm trọng, thì các điểm thành phần và điểm, tổng hợp như sau: điểm thành phần 1: 30 (điểm); điểm thành phần 2: 40 (điểm) và điểm tổng hợp sẽ là: 2 x 30 + 1 x 40 = 100 (điểm); như vậy, nhận định tình hình tham nhũng là “đặc biệt nghiêm trọng”.

    saved-content
    unsaved-content
    63