Loading

07:59 - 02/10/2024

Các quy định nội dung kiểm tra về tổ chức và hoạt động luật sư trong pháp luật hiện nay được quy định thế nào?

Xin hỏi, thực hiện kiểm tra về tổ chức, hoạt động luật sư bao gồm những nội dung gì vậy ạ?

Nội dung chính

    Các quy định nội dung kiểm tra về tổ chức và hoạt động luật sư trong pháp luật hiện nay được quy định thế nào?

    Theo Điều 19 Thông tư 05/2021/TT-BTP quy định về nội dung kiểm tra tổ chức, hoạt động luật sư, cụ thể:

    - Đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:

    + Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư; đề nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư; kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; việc đăng ký, giám sát tập sự hành nghề luật sư;

    + Đăng ký gia nhập Đoàn Luật sư; cấp, đổi, thu hồi Thẻ luật sư;

    + Thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;

    + Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;

    + Thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán, thống kê;

    + Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; lập các mẫu sổ sách và lưu trữ giấy tờ tài liệu theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan;

    + Thực hiện các quy định của pháp luật về hợp tác quốc tế;

    + Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

    - Đối với tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:

    + Thực hiện các quy định về đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam; đề nghị cấp, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài;

    + Thực hiện các quy định của pháp luật về lao động trong trường hợp có thuê lao động;

    + Thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, tài chính, kế toán, thống kê;

    d) Ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật;

    + Tiếp nhận, theo dõi, hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư;

    + Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; lập các mẫu sổ sách và lưu trữ các giấy tờ tài liệu theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan;

    + Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;

    + Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ và tham gia trợ giúp pháp lý của luật sư hành nghề tại tổ chức;

    + Thực hiện các quy định khác của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư.

    - Đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, nội dung kiểm tra tập trung vào các nội dung ghi trong Giấy đăng ký hành nghề luật sư của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và việc tuân thủ các quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, quy định của pháp luật có liên quan.

    - Đối với Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:

    + Thực hiện việc cấp, thay đổi, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;

    + Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, lập các mẫu sổ sách và lưu trữ các giấy tờ tài liệu theo quy định của Luật Luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan;

    + Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;

    + Thực hiện các quy định về kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

    + Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư;

    + Thực hiện các quy định khác của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư.

    saved-content
    unsaved-content
    18