Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là gì? Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng có trách nhiệm như thế nào?
Nội dung chính
Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là gì?
Căn cứ tại Điều 30 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định như sau:
Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng
1. Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là việc người nghiện ma túy thực hiện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy, sự phối hợp, trợ giúp của gia đình, cộng đồng và chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo đó, cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là việc người nghiện ma túy thực hiện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy, sự phối hợp, trợ giúp của gia đình, cộng đồng và chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là gì? Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng có trách nhiệm như thế nào?
Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 30 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định như sau:
Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng
...
2. Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
3. Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 29 của Luật này được hỗ trợ kinh phí.
4. Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;
b) Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp nhận đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
b) Hướng dẫn, quản lý người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
c) Cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Giao nhiệm vụ cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền trên địa bàn cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
b) Tiếp nhận đăng ký và công bố danh sách tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
c) Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã danh sách tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
d) Bố trí kinh phí hỗ trợ công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.
7. Cơ sở cai nghiện ma túy, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp một hoặc nhiều hoạt động cai nghiện theo quy trình cai nghiện ma túy quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này được cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp nhận và tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
b) Thực hiện đúng quy trình chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người cai nghiện ma túy sử dụng dịch vụ hoặc tự ý chấm dứt việc sử dụng dịch vụ hoặc hoàn thành dịch vụ phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.
Như vậy, Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;
- Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định.
Cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 470/QĐ-LĐTBXH năm 2022 quy định trình tự cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện cấp tỉnh như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện gửi trực tiếp, qua bưu điện hoặc bằng phương thức điện tử 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 116/2021/NĐ-CP đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trường hợp gửi hồ sơ bằng phương thức điện tử, cơ sở cai nghiện có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ bản gốc hồ sơ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hồ sơ trong giờ làm việc, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ phải cấp ngay phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Tổ chức thẩm định
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, thẩm định các điều kiện cấp phép theo quy định tại Điều 9, khoản 1 Điều 11 Nghị định 116/2021/NĐ-CP .
Bước 4: Quyết định cấp giấy phép/ không cấp giấy phép
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy. Trường hợp không cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy phải trả lời cá nhân, tổ chức đề nghị cấp phép bằng văn bản và nêu rõ lý do.