Loading

15:39 - 11/11/2024

Cây ăn quả lâu năm có được cấp chứng nhận quyền sở hữu không?

Cây ăn quả lâu năm có được cấp chứng nhận quyền sở hữu không?

Nội dung chính

    Cây ăn quả lâu năm có được cấp chứng nhận quyền sở hữu không?

    Căn cứ Điều 4 Thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT quy định về quy định cụ thể loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu như sau:

    1. Loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu gồm:

    a) Cây công nghiệp lâu năm;

    b) Cây ăn quả lâu năm;

    c) Cây dược liệu lâu năm;

    d) Cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh quan lâu năm.

    2. Cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu phải có các đặc tính như sau:

    a) Cây gieo trồng một lần, cho thu hoạch sản phẩm (mà thân chính vẫn giữ nguyên) hoặc sử dụng làm cây lấy gỗ, cây cảnh quan, cây bóng mát, có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thanh lý trên năm (05) năm:

    b) Thuộc một trong các nhóm cây sau: cây thân gỗ, cây thân bụi hoặc cây thân leo.

    Ngoài ra tại khoản 5 Điều 3 Thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT quy định về giải thích từ ngữ như sau:

    Cây ăn quả lâu năm là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài.

    Như vậy, cây ăn quả lâu năm là đối tượng được cấp chứng nhận quyền sở hữu. Do đó, gia đình bạn có thể tiến hành làm thủ tục chứng nhận quyền sở hữu đối với 1000 cây sầu riêng

    Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm?

    Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định về thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai như sau:
    1. Văn phòng đăng ký đất đai:

    a) Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.

    Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;

    b) Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    c) Kinh phí hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

    Trong trường hợp trên, văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với 1000 cây sầu riêng theo quy định của pháp luật về đất đai cho chủ sở hữu.

    Việc ban hành danh mục loại cây trồng thuộc cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn

    Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT quy định về danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn như sau:

    1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Thông tư liên tịch này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định ban hành Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn. Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm rà soát đề xuất bổ sung Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn.

    2. Trong thời hạn chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt) để tổng hợp.

    3. Căn cứ Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai cho chủ sở hữu cây lâu năm.

    Trong trường hợp trên, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với 1000 cây sầu riêng theo quy định của pháp luật về đất đai cho chủ sở hữu.

     

    saved-content
    unsaved-content
    150