Loading

09:44 - 11/11/2024

Cha mẹ không được nhận trợ cấp tử tuất của con trong trường hợp nào? Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất và mức trợ cấp tuất một lần.

Cha mẹ không được nhận trợ cấp tử tuất của con trong trường hợp nào? Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất và mức trợ cấp tuất một lần. Mai táng phí và chế độ tử tuất.

Nội dung chính

    Cha mẹ không được nhận trợ cấp tử tuất của con trong trường hợp nào? Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất và mức trợ cấp tuất một lần.

    Cha mẹ không được nhận trợ cấp tử tuất của con trong trường hợp nào?

    Con trai tôi vừa qua trên đường đi làm về có bị tai nạn qua đời. Gia đình tôi vô cùng thương xót, sau khi lo xong tang lễ thì chúng tôi có làm đơn để xin được nhận trợ cấp tử tuất của con, nhưng chúng tôi bị bát đơn vì nói rằng vợ chồng già tôi có thu nhập, mà thu nhập đó cao hơn mức lương cơ sở (tôi kinh doanh tạp hóa, chồng thì mua bán xe máy cũ). Chúng tôi đều trên 55 tuổi hết rồi. Tôi không hiểu lắm, thu nhập của chúng tôi thì liên quan gì đến việc nhận trợ cấp tử tuất của con trai tôi. Hay cụ thể hơn là trường hợp nào cha mẹ không được nhận trợ cấp tử tuất của con?

    (******@gmail.com)

    Trả lời:

    Tại Khoản 2 Điều 67 Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, có quy định:

    Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

    a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

    b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

    c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

    d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

    Theo đó, tại Khoản 3 Điều 67 Nghị định 134/2015/NĐ-CPcó quy định rõ:

    Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

    Như vậy, các thương nhân gồm những người tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Còn trường hợp con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai thì không bắt buộc bác nhé.

    Do đó, như bác có trình bày bác có thu nhập ổn định, và mức lương hàng tháng của bác cao hơn mức lương cơ sở (hiện nay là 1.390.000 đồng, đến ngày 01/7/2019 thì tăng lên 1.490.000 đồng) bác không đáp ứng được yêu cầu trên nên việc không nhận được trợ cấp tử tuất của con trai bác là điều dễ hiểu.

     

    Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất và mức trợ cấp tuất một lần.

    Tôi có một chút thắc mắc cần được giải đáp, chồng tôi tham gia bảo hiểm xã hội gần 10 năm từ tháng 01/2009 đến tháng 8/2018, chồng tôi mất do tai nạn giao thông. Anh chị cho tôi hỏi chế độ tử tuất đối với chồng tôi như thế nào? Mức hưởng trợ cấp tuất được bao nhiêu? Hồ sơ để được hưởng trợ cấp tuất một lần? Mong anh chị giải đáp giúp tôi, cảm ơn anh chị rất nhiều.

    Trả lời:

    Theo quy định tại Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014, trợ cấp mai táng:

    1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

    a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
    ...
    2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.

    Theo đó, khi chồng chị mất chị được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.

    Mức trợ cấp tuất một lần, theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật bảo hiểm xã hội 2014

    1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

    Theo đó chồng chị tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2009 đến 8/2018 (05 năm trước năm 2014 và 04 năm 08 tháng từ năm 2014 trở đi). Như vậy mức trợ cấp chị được nhận là 17,5 tháng tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    Theo quy định tại Điều 111 Luật bảo hiểm xã hội 2014 hồ sơ hưởng chế độ tử tuất bao gồm các giấy tờ sau đây:

    Thứ nhất, đối với hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội và người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:

    - Sổ bảo hiểm xã hội;

    - Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

    - Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;

    - Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật này; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp;

    - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

    Thứ hai, hồ sơ hưởng chế độ tử tuất của người đang hưởng hoặc người đang tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bao gồm:

    - Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

    - Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;

    - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

    Mai táng phí và chế độ tử tuất.

    Bố tôi đang hưởng lương hưu (nghỉ hưu từ tháng 7/1996) đến tháng 4/2009 thì bị TNGT và tử vong sau đó. Hiện mẹ tôi cũng đang hưởng lương hưu, chị em tôi đều đã trưởng thành, tôi còn ông nội và bà ngoại (cả ông và bà đều hưởng chế độ người có công và người cao tuổi). Vậy trường hợp của gia đình tôi được hưởng chế độ tử tuất và mai táng phí là bao nhiêu?

    Trả lời:

    Gia đình bạn được hưởng mai táng phí (=10 tháng lương tối thiểu chung, 6,5 triệu đồng và trợ cấp tuất). Nếu ông nội và bà ngoại của bạn có thu nhập ( do huởng chế độ người có công, người cao tuổi và các khoản thu nhập khác, nếu có) trên mức tiền lương tối thiểu chung hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp không phải là cha bạn thì không đủ điều kiện hưởng tuất hàng tháng. Gia đình sẽ nhận tuất một lần bằng 3 tháng lương của cha bạn.    

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    205