Loading

10:50 - 12/11/2024

Cha, mẹ, người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng thì bị xử phạt như thế nào?

Dư luận xã hội luôn tỏ ra vô cùng bức xúc khi thấy nhiều hành vi cha mẹ bỏ rơi con cái ở ngay bệnh viện, bến xe hay mẹ trẻ bỏ rơi con sơ sinh trước cửa đền, chùa… Thậm chí còn đã từng có trường hợp cha mẹ nhẫn tâm bỏ rơi con cái ngay tại bãi rác. Liên quan đến vấn đề này, Ban biên tập cho tôi hỏi: Cha, mẹ, người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng thì bị xử phạt như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Cha, mẹ, người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng thì bị xử phạt như thế nào?

    Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 và Khoản 2 Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em thì cha, mẹ; người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng sẽ bị xử phạt như sau:

    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    c) Cha, mẹ; người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

    ...

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật đối với cha, mẹ, người giám hộ có hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều này.

    Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (cha, mẹ; người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng) có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đồng thời, sẽ bị buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là nội dung quy định về mức xử phạt cha, mẹ; người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 144/2013/NĐ-CP.

    saved-content
    unsaved-content
    106