Loading

10:00 - 12/11/2024

Chẩn đoán chuyển dạ được quy định như thế nào?

Chẩn đoán chuyển dạ được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu?

Nội dung chính

    Chẩn đoán chuyển dạ được quy định như thế nào?

    Chẩn đoán chuyển dạ được quy định tại Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

    Chuyển dạ là một loạt hiện tượng diễn ra ở người có thai trong giai đoạn cuối làm cho thai và bánh rau được đưa ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo. Chẩn đoán chuyển dạ không chính xác có thể dẫn đến sự lo lắng hoặc can thiệp không cần thiết.

    1. Triệu chứng chuyển dạ.

    - Đau bụng từng cơn do co bóp tử cung tăng dần, tần số đạt 3 cơn trong 10 phút, mỗi cơn kéo dài trên 20 giây.

    - Sản phụ thấy ra dịch nhầy có máu ở âm đạo.

    - Cổ tử cung xóa hết hoặc gần hết và đã mở từ 2 cm trở lên.

    - Thành lập đầu ối.

    2. Khám chẩn đoán chuyển dạ.

    2.1. Hỏi.

    - Tiền sử: cá nhân, gia đình, tiền sử sản phụ khoa.

    - Tình hình kỳ thai này:

    + Kinh cuối cùng.

    + Diễn biến quá trình thai nghén. Kết quả các lần khám thai.

    - Dấu hiệu chuyển dạ: tính chất của đau bụng, ra nhầy hồng...

    2.2. Khám toàn thân.

    - Đo chiều cao, cân nặng,đếm mạch, đo huyết áp, đo thân nhiệt, nghe tim phổi, khám phù, da-niêm mạc, quan sát toàn bộ (thể trạng, cao, lùn, thọt...). Đặc biệt chú ý người đẻ con so hay đẻ con rạ nhưng lần đẻ trước con bé, đẻ khó…

    2.2.3. Khám sản khoa.

    - Quan sát bụng to hay nhỏ, tư thế tử cung.

    - Đo chiều cao tử cung, vòng bụng.

    - Sờ nắn bụng xem ngôi thế.

    - Nghe tim thai.

    - Đo cơn co tử cung.

    - Đo và đánh giá khung chậu ngoài

    - Thăm âm đạo đánh giá tình trạng:

    + Ngôi, thế, kiểu thế và mức độ tiến triển của ngôi thai.

    + Tình trạng đầu ối (đã thành lập chưa, phồng hay dẹt).

    Phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả

     

    Chuyển dạ thật

    Chuyển dạ giả

    Cơn co tử cung

    Tiến triển tăng dần theo quá trình chuyển dạ: đều đặn, mỗi lúc một mạnh lên, dài ra và mau hơn. Cơn co gây đau.

    Cơn co tử cung thất thường, không đều, không tăng lên rõ rệt về tần số và cường độ.

    Cơn co không gây đau.

    Xóa mở cổ tử cung

    Cổ tử cung biến đổi, mở rộng dần theo quá trình chuyển dạ.

    Cổ tử cung hầu như không tiến triển sau một thời gian theo dõi.

    Đầu ối

    Đã thành lập.

    Chưa thành lập

    3. Xử trí.

    - Nếu đã chuyển dạ: cho sản phụ nhập viện, theo dõi chuyển dạ cho đến khi đẻ (xem bài “Theo dõi chuyển dạ đẻ thường”).

    - Nếu chưa rõ chuyển dạ:

    + Cho về nhà nếu thai nghén bình thường.

    + Chuyển tuyến trên nếu thai nghén có nguy cơ cao.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    93