Chính thức địa điểm bắn pháo hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh Tết dương lịch 2025
Nội dung chính
Chính thức địa điểm bắn pháo hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh Tết dương lịch 2025
Ủy an nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật đón chào năm mới 2025.
Theo đó, chương trình bắn pháo hoa Tết dương lịch 2025 dự kiến thời gian từ 0h - 0h15 ngày 01/01/2025, với 2 địa điểm bắn pháo hoa, cụ thể như sau:
(1) Điểm tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức): Đường Mai Chí Thọ, Thủ Đức, TP. HCM
(2) Điểm tầm thấp tại Công viên Văn hóa Đầm Sen (Quận 11): Số 3, tuyến đường Hòa Bình, khu vực Phường 3, thuộc Quận 11, TP. HCM
Chính thức địa điểm bắn pháo hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh Tết dương lịch 2025 (Hình từ Internet)
Tết Dương lịch 2025 người lao động được nghỉ mấy ngày?
Căn cứ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, quy định về các ngày nghỉ lễ, tết như sau:
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Như vậy, Tết Dương lịch 2025, người lao động được nghỉ 01 ngày hưởng nguyên lương.
Trường hợp người lao động muốn nghỉ dài hơn có thể thỏa thuận với công ty về việc sử dụng phép năm theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 hoặc nghỉ việc không lương theo khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi như sau:
Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức 2010 quyền nghỉ ngơi của viên chức được quy định như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
...
Căn cứ 02 quy định trên, lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 của cán bộ, công chức và viên chức sẽ giống như lịch của người lao động là vào ngày 01/01 dương lịch, tức ngày 02/12 âm lịch.
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch 2025 được hưởng lương như thế nào?
Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người lao động làm việc vào thời gian nghỉ Tết Dương lịch 2025 thì sẽ được hưởng tiền lương ngày làm việc trong Tết và ít nhất 300% tiền lương ngày làm việc đó.
Nếu người lao động làm việc vào ban đêm thì còn được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường
Ngoài ra, trong trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì sẽ được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết.
Quy định về thưởng Tết Dương lịch cho người lao động như thế nào?
Căn cứ Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo quy định hiện hành, việc thưởng Tết Dương lịch thuộc quyền quyết định của người sử dụng lao động. Nếu trong nội quy, quy chế thưởng của doanh nghiệp có quy định về việc thưởng vào dịp Tết Dương lịch, người lao động sẽ được nhận thưởng theo các điều kiện đã được thiết lập.
Theo đó, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, người sử dụng lao động không bắt buộc phải thưởng Tết Dương lịch cho người lao động. Mà khi căn cứ vào tình hình, kết quả sản xuất, kinh doanh trong năm để quyết định thưởng Tết Dương lịch cho người lao động.