Loading

21:06 - 04/01/2025

Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính bị mất thì được cấp lại không?

Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính bị mất thì được cấp lại không? Hồ sơ cấp lại chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính là gì?

Nội dung chính

    Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính bị mất thì được cấp lại không?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 97 Luật Chứng khoán 2019 quy định chứng chỉ hành nghề chứng khoán như sau:

    Chứng chỉ hành nghề chứng khoán
    1. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm các loại sau đây:
    a) Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán;
    b) Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính;
    c) Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ.
    ...

    Căn cứ khoản 1 Điều 214 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán như sau:

    Cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán
    1. Trường hợp được cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
    a) Chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị thu hồi theo quy định tại điểm a, c khoản 3 Điều 97 Luật Chứng khoán hoặc bị hỏng, bị mất;
    b) Thông tin xác nhận nhân thân của người hành nghề ghi trong chứng chỉ hành nghề chứng khoán thay đổi (số giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, quốc tịch, họ tên, ngày tháng năm sinh).
    ...

    Theo đó, chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính là một trong các chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định.

    Như vậy, người bị mất chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính có thể xin cấp lại chứng chỉ hành nghề. 

    Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính bị mất thì được cấp lại không?

    Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính bị mất thì được cấp lại không? (Hình từ Internet)

    Hồ sơ cấp lại chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính là gì?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 214 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì tùy từng trường hợp mà hồ sơ cấp lại chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính có thể sẽ khác nhau, cụ thể:

    (1) Trường hợp đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính vì đã bị thu hồi trước đó

    * Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính bao gồm:

    - Giấy đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính;

    - Bản thông tin cá nhân của người đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính trong vòng 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;

    - Phiếu lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;

    - Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sỹ, tiến sỹ;

    - Chứng chỉ hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài hoặc tài liệu tương đương chứng minh cá nhân đó đang được phép hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài; các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc các chứng chỉ tương đương;

    - Hai (02) ảnh 4cm x 6cm chụp trong vòng 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ.

    (2) Trường hợp đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính vì chứng chỉ bị mất, hỏng hoặc thay đổi thông tin xác nhận nhân thân trong chứng chỉ

    * Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính bao gồm:

    - Giấy đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính;

    - Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

    - 02 ảnh 4cm x 6cm chụp trong vòng 06 tháng tính đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ;

    - Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp, trừ trường hợp đề nghị cấp lại do bị mất chứng chỉ.

    * Tại một số biểu mẫu liên quan đến việc cấp lại chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính:

    - Giấy đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính;

    - Bản thông tin cá nhân của người đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính;

    >>Xem thêm: Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề Phân tích tài chính được quy định như thế nào?

    Người hành nghề phân tích tài chính không được thực hiện những hành vi nào?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 98 Luật Chứng khoán 2019 quy định trách nhiệm của người hành nghề chứng khoán như sau:

    Trách nhiệm của người hành nghề chứng khoán
    1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ được hành nghề chứng khoán với tư cách đại diện cho công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam hoặc công ty đầu tư chứng khoán.
    2. Người hành nghề chứng khoán không được thực hiện các hành vi sau đây:
    a) Đồng thời làm việc cho từ 02 công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán trở lên;
    b) Mở, quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán nơi mình không làm việc, trừ trường hợp công ty chứng khoán nơi mình đang làm việc không có nghiệp vụ môi giới chứng khoán;
    c) Thực hiện hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán nơi mình đang làm việc.
    3. Người hành nghề chứng khoán phải tham gia các khóa tập huấn về pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, hệ thống giao dịch, loại chứng khoán mới do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam tổ chức.
    4. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán chịu trách nhiệm về hoạt động nghiệp vụ của người hành nghề chứng khoán.

    Theo đó, người hành nghề chứng khoán không được thực hiện các hành vi như sau:

    - Đồng thời làm việc cho từ 02 công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán trở lên;

    - Mở, quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán nơi mình không làm việc, trừ trường hợp công ty chứng khoán nơi mình đang làm việc không có nghiệp vụ môi giới chứng khoán;

    - Thực hiện hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán nơi mình đang làm việc.

    saved-content
    unsaved-content
    33