Loading

11:59 - 18/12/2024

Cơ quan nào có thẩm quyền hủy bỏ niêm yết chứng khoán? Việc xử lý hành vi vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán được quy định như thế nào?

Cơ quan nào có thẩm quyền hủy bỏ niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán? Việc xử lý hành vi vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán được quy định như thế nào? - Câu hỏi của L (Long An)

Nội dung chính


    Cơ quan nào có thẩm quyền hủy bỏ niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán?

    Theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 46 Luật Chứng khoán 2019 có quy định về các quyền của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam:

    Quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
    1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:
    a) Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các quy chế nghiệp vụ khác liên quan đến tổ chức và hoạt động thị trường giao dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
    b) Tổ chức, vận hành thị trường giao dịch chứng khoán;
    c) Cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
    d) Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán trong trường hợp giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch không có biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch hoặc trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán;
    đ) Chấp thuận, thay đổi, hủy bỏ niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết;
    e) Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
    g) Cung cấp dịch vụ đấu giá, đấu thầu; dịch vụ về thông tin thị trường và thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch; dịch vụ phát triển hạ tầng công nghệ cho thị trường chứng khoán và các dịch vụ liên quan khác theo quy định tại Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;

    Như vậy, theo quy định trên thì Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có thẩm quyền hủy bỏ niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

    Cơ quan nào có thẩm quyền hủy bỏ niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán? Việc xử lý hành vi vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán được quy định như thế nào?


    Cơ quan nào có thẩm quyền hủy bỏ niêm yết chứng khoán? Việc xử lý hành vi vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán được quy định như thế nào?

    Việc xử lý hành vi vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, trường hợp vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán thì bị phạt tiền như sau:

    Vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán
    1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục thay đổi đăng ký niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán hoặc thực hiện niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán bổ sung không đúng thời hạn theo quy định pháp luật.
    2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc khi phát sinh thông tin liên quan đến hồ sơ đã nộp.
    3. Hành vi không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán không đúng thời hạn thì bị xử phạt như sau:
    a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn đến 01 tháng;
    b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 01 tháng đến 03 tháng;
    c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 03 tháng đến 06 tháng;
    d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 06 tháng đến 09 tháng;
    đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 09 tháng đến 12 tháng;
    e) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng hoặc không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán.
    4. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật.
    5. Phạt tiền từ 2.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo chứng minh đủ Điều kiện niêm yết chứng khoán trong hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán hoặc làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đăng ký giao dịch chứng khoán.

    Theo đó, hành vi vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến mức phạt cao nhất là 3.000.000.000 đồng.

    Chứng khoán niêm yết được phân bảng như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 108 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì chứng khoán niêm yết được tổ chức phân bảng theo các khu vực thị trường riêng biệt như sau:

    - Bảng niêm yết cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm, chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết và các sản phẩm tài chính khác;

    - Bảng niêm yết công cụ nợ;

    - Bảng niêm yết trái phiếu doanh nghiệp;

    - Bảng niêm yết chứng khoán phái sinh.

    saved-content
    unsaved-content
    39