Loading

08:55 - 27/09/2024

Có thể cùng nhau đứng tên sổ đỏ khi hai người chưa đăng ký kết hôn hay không?

Có thể cùng nhau đứng tên sổ đỏ khi hai người chưa đăng ký kết hôn hay không? Xin cấp sổ đỏ khi đất có sử dụng lối đi chung như thế nào? Thủ tục thêm tên vợ vào sổ đỏ như thế nào?

Nội dung chính

    Có thể cùng nhau đứng tên sổ đỏ khi hai người chưa đăng ký kết hôn hay không?

    Tôi và bạn trai ở chung nhà trọ, chung sống như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn. Chúng tôi có dành dụm được một số tiền nên dự định mua một căn nhà chung thì cả hai chúng tôi có cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận được không? 

    Trả lời:

    Khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định:

    Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

    Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn và bạn trai của mình mặc dù chưa đăng ký kết hôn nhưng cả hai đều có quyền thỏa thuận để cùng nhận chuyển nhượng/mua nhà đất và cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Và khi hai bạn nhận chuyển nhượng/mua nhà đất và thực hiện thủ tục đăng ký sang tên theo quy định thì cả hai bạn sẽ cùng được ghi tên trên Giấy chứng nhận và trở thành đồng chủ sở hữu/sử dụng chung đối với tài sản đó.

    Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 4 Điều 98 Luật đất đai 2013 thì:

    Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

    Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

    Do đó, khi cùng đứng tên mua nhà đất, hai bạn sẽ cần phải xuất trình tại cơ quan có thẩm quyền (tổ chức công chứng, cơ quan đăng ký đất đai…) giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân về việc hai bạn chưa đăng ký kết hôn với ai để chứng minh tài sản này không liên quan đến tài sản chung vợ chồng.

    Xin cấp sổ đỏ khi đất có sử dụng lối đi chung như thế nào?

    Hiện nay tôi có căn nhà ở Tp.HCM. Căn nhà nằm sau lưng nhà mặt tiền đường nhựa, tôi đi vào nhà mình nhờ đi xuyên qua nhà đằng trước, vì nhà trước là anh em ruột với tôi. Vậy tôi có thể làm thủ tục xin cấp sổ đỏ cho căn nhà mình không khi sử dụng lối đi nhờ nhà đằng trước?

    Trả lời:

    Quyền về lối đi qua được thực hiện theo Điều 254 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

    1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

    Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

    3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

    Như vậy, gia đình bạn có thể thỏa thuận về lối đi chung với chủ nhà trước và bạn phải đền bù cho chủ nhà trước một khoản tiền tương ứng nếu hai bên không thỏa thuận khác.

    Để được xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn cần phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 100 Luật đất đai 2013. Trong đó, phải đáp ứng một số điều kiện cơ bản như:đất đã sử dụng ổn định, có nguồn gốc sử dụng rõ ràng; đất không có tranh chấp; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

    Thủ tục thêm tên vợ vào sổ đỏ như thế nào?

    Tôi kết hôn năm 2010. Năm 2012 vợ chồng tôi có mua 1 thửa đất, vì lí do sức khỏe tôi không kí được nên thửa đất đứng tên chồng tôi. Nay tôi muốn cùng ghi tên hai vợ chồng thì cần phải làm gì ạ? Cảm ơn

    Trả lời:

    Theo quy định tại Khoản 4 Điều 98 Luật đất đai 2013 thì:

    Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

    Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

    Theo Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT , Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì anh/chị nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi sổ đỏ gồm:

    - Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Mẫu số 10/ĐK;

    - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    - Chứng minh nhân dân của hai vợ chồng Anh/Chị (bản sao có chứng thực);

    - Sổ hộ khẩu hiện tại của vợ chồng Anh/Chị (bản sao có chứng thực);

    - ...

    Anh/Chị nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi sổ đỏ; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ; cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao sổ đỏ cho Anh/Chị hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp Anh/Chị nộp hồ sơ tại cấp xã.

    Các loại phí, lệ phí Anh/Chị có thể phải nộp bao gồm: Lệ phí cấp giấy chứng nhận; Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính, phí thẩm cấp quyền sử dụng đất (nếu có),...

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    563